Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin giới thiệu tới quý khách thuốc Glomezol được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm GLOMED.
Thuốc Glomezol là thuốc gì ?
Thuốc Glomezol là thuốc thuộc nhóm thuốc tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thường dùng chỉ định trong điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản hy hội chứng Zollinger – Ellison.
Thành phần:
- Hoạt chất: Omeprazol
- Tá dược vừa đủ
- Hàm lượng: 20 mg.
Thuốc Glomezol mua ở đâu ? Giá bao nhiêu ?
Thuốc Glomezol hiện đang được bán với giá 65.000 đồng/hộp. Thuốc bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Kính mời quý khách tham khảo một số thuốc khác của nhà thuốc chúng tôi:
- Thuốc Preparation H Ointment được sản xuất bởi Fizer – Mỹ
- Thuốc Dorocardyl được sản xuất Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – VIỆT NAM
- Thuốc Liposic Eye gel được sản xuất bởi công ty dược phẩm Dr. Gerhard Mann Chem-Pharm, fabrik GmbH – ĐỨC
Thuốc Glomezol có tác dụng gì?
Thuốc Glomezol có thành phần chính là Omeprazol. Hoạt chất này có tác dụng ức chế bơm proton của các tế bào thành dạ dày, từ đó ức chế sự tiết acid dịch vị dạ dày nhanh chóng từ mọi lí do.
Liều dùng và cách dùng thuốc Glomezol như thế nào?.
Liều dùng thuốc Glomezol như thế nào?
Điều trị loét dạ dày tá tràng:
- Dạ dày: 1 – 2 viên / ngày x 8 tuần khi bệnh nặng
- Tá tràng: 1 – 2 viên/ ngày x 4 tuần khi bệnh nặng.
- Điều trị duy trì: 1 viên/lần/ngày.
Trào ngược dạ dày thực quản:
- Liều thông thường: 1 viên/lần/ngày x 4 tuần, nếu chưa khỏi hẳn tiếp tục điều trị trong 4 – 8 tuần tiếp. Nếu có viêm thực quản có thể tăng liều lên 2 viên/ngày.
- Liều duy trì: 1 viên/lần/ngày.
Hội chứng Zollinger – Ellison: 3 viên/ ngày điều chỉnh liều khi cần thiết
Bạn nên dùng thuốc Glomezol như thế nào?
Glomezol được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Cách dùng: Dùng sản phẩm bằng đường uống cùng với nước lọc. Không nên nhai sản phẩm và không sử dụng kèm với nước có ga hay nước ngọt giải khát, rượu bia…
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ ngay với dược sĩ hoặc bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời.
Lưu ý: Đọc thật kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.
Không sử dụng thuốc Glomezol khi nào ?
- Mẫn cảm / dị ứng Glomezol hay với các thành phần khác của thuốc.
- Bệnh nhân trẻ em
Khi có bất kì biểu hiện bất thường nào thì cần liên hệ ngay với dược sĩ hay bác sĩ để có được sự tư vấn kịp thời.
Sử dụng thuốc Glomezol có tác dụng phụ nào xảy ra?
Khi sử dụng Glomezol có thể gặp một số tác dụng phụ như sau: nhức đầu,chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất. Ngoài ra còn có rối loạn công thức máu, phát ban, ngứa ngáy, lú lẫn, đau cơ khớp… nhưng ít gặp hơn.
Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, đây không phải là tác dụng phụ duy nhất khi sử dụng. Do đó, khi sử dụng phát hiện những tác dụng phụ/ biểu hiện bất thường phải xin tư vấn ngay của dược sĩ, bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Glomezol cần phải lưu ý những gì?
- Bệnh nhân sử dụng Glomezol liều cao trong thời gian kéo dài có nguy cơ cao bị loãng xương.
- Không nên tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
- Đọc thật kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc
- Nếu cần thêm thông tin gì thì phải hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ
Thuốc Glomezol có sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không ?
Hiện nay vẫn chưa có những bằng chứng nghiên cứu chứng minh sử dụng thuốc Glomezol gây ảnh hưởng tới phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên đối với các đối tượng này cần phải có được sự tư vấn của dược sĩ/ bác sĩ, cân nhắc giữa nguy cơ xảy ra và lợi ích đem lại khi sử dụng thuốc này.
Người lái xe và vận hành máy móc có sử dụng thuốc Glomezol được hay không ?
Hiện nay vẫn chưa có những thông tin hay khuyến cáo về việc không sử dụng Glomezol cho người lái xe hay người vận hành máy móc. Tuy nhiên đối với các đối tượng này cần phải được cảnh báo về tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn thị giác… để cân nhắc trước khi sử dụng.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc- thuốc:
Glomezol được khuyến cáo không dùng phối hợp với thuốc kháng virus Atazanavir.
Khi phối hợp với Vitamin B12 làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12.
Làm giảm Magie huyết khi sử dụng Glomezol từ 3 tháng trở lên.
Tuy nhiên trên đây không phải những tương tác thuốc duy nhất. Hãy thông tin về những thuốc mà bạn đang sử dụng cho dược sĩ hay bác sĩ để hạn chế những nguy hiểm do tương tác thuốc.
Tương tác thuốc – thức ăn:
Chưa có các nghiên khi sử dụng cứu khoa học nào chỉ ra có xảy ra tương tác thuốc thức ăn gây nguy hiểm đến người bệnh dùng Glomezol.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Glomezol ?
Các đối tượng như bệnh nhân thiếu vitamin B12, loãng xương, phụ nữ đang mang thai hay cho con bú… đều chú ý đề phòng khi sử dụng Glomezol. Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào để lựa chọn chế độ dùng thuốc tối ưu nhất.
Quá liều Glomezol và cách xử lí
Quá liều Glomezol xuất hiện các triệu chứng: rối loạn thị giác, lú lẫn, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…Do đó, trong trường hợp quá liều, hay nếu như xuất hiện dị ứng hoặc biểu hiện bất thường, hãy ngưng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lí kịp thời, càng sớm càng tốt.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Glomezol giúp hạn chế tiết acid dịch vị dạ dày nhanh chóng từ mọi lí do.