Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Gabantin 300 được sản xuất bởi Công ty Sun Pharmaceutical Industries., Ltd – ẤN ĐỘ, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VN-4629-07, được đăng ký bởi công ty Sun Pharmaceutical Industries., Ltd
Gabantin 300 là thuốc gì?
Thuốc Gabantin 300 là thuốc có tác dụng điều trị bệnh động kinh và đau thần kinh có thành phần chính là Gabapentin với hàm lượng 300mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nang
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Gabantin 300 gồm 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang.
Bảo quản thuốc Gabantin 300 ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Gabantin 300 giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Thuốc Gabantin 300 giá 144.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- thuốc Trileptal được sản xuất tại Novartis Farma S.P.A Italy – Ý
- thuốc Levetral được sản xuất tại Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
- thuốc Gardenal 100mg được sản xuất bởi Xí nghiệp Dược phẩm 120 tại Việt Nam.
Thuốc Gabantin 300 có tác dụng gì?
Thuốc Gabantin 300 được có tác dụng trong:
- Điều trị các cơn động kinh cục bộ có thể kèm theo các cơn động kinh toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Điều trị phụ trợ các cơn động kinh cục bộ có thể đi kèm với các cơn động kinh toàn thể thứ phát cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
- Điều trị đau thần kinh ở người lớn trên 18 tuổi như đau thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh do bệnh lý tiểu đường,v.v,…
- Phòng chống và làm giảm co giật do làm tăng acid gamma aminobutyric trong não (GABA- là chất ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền, giảm hoạt động của các tế bào thần kinh căng thẳng đến trung khu thần kinh).
Liều dùng và Cách dùng thuốc Gabantin 300 như thế nào?
- Điều trị động kinh:
- Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên :mỗi ngày uống 3-12 viên tương đương với từ 900mg đến 3600mg/ngày. Có thể bắt đầu điều trị bằng cách dùng 300mg (1viên) , 3 lần/ngày ở ngày thứ nhất, hoặc bằng cách chuẩn liều (ngày 1: 1viên x 1 lần/ngày, ngày 2: 2 viên x 2 lần/ngày, ngày 3: 3viên x 3 lần/ngày). Sau đó, liều dùng có thể tăng lên nhưng tối đa là 12 viên (3600mg)/ngày, chia làm 3 lần trong ngày. Khoảng cách tối đa giữa các liều không nên vượt quá 12 giờ để tránh các cơn co giật xuất hiện.
- Liều dùng dành cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi: 25-35 mg/kg/ngày, chia 3 lần, mỗi lần dùng với một lương như nhau.
- Điều trị đau thần kinh ở người lớn từ 18 tuổi trở lên: mỗi ngày uống 3 viên tương đương với 900 mg, chia làm 3 lần trong ngày, có thể tăng lên nếu cần thiết, tối đa 3600 mg/ngày.
- Chỉnh liều ở những bệnh nhân bị động kinh hay đau thần kinh có suy giảm chức năng thận: ClCr = 50 – 79 ml/phút: liều 600 – 1800 mg/ngày; ClCr = 30 – 49 ml/phút: liều 300 – 900 mg/ngày; ClCr = 15 – 29 ml/phút: liều 150 – 600 mg/ngày; ClCr < 15 ml/phút: liều 150 – 300 mg/ngày.
Không sử dụng thuốc Gabantin 300 khi nào?
- Không sử dụng thuốc Gabantin 300 cho người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Gabantin 300
- Cần theo dõi kĩ lưỡng bệnh nhân về các biểu hiện ức chế TKTW như giảm/mất tỉnh táo, ức chế hô hấp, ngủ gà.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng…
- hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc. Không ngưng thuốc và giảm liệu đột ngột, nhất là trong chỉ định điều trị động kinh
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Gabantin 300
Tác dụng phụ trên thử nghiệm lâm sàng:
- Khi điều trị phối hợp, có thể gặp các tác dụng phụ sau:
- Toàn thân: bệnh nhân suy nhược, phù mặt, yếu
- Tác dụng phụ trên hệ tim mạch: làm tăng huyết áp
- Đối với hệ tiêu hóa: bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đầy hơi, viêm lợi, chán ăn
- Máu và hệ bạch huyết: Ban da giống vết thâm tím khi bị chấn thương
- Trên hệ thần kinh: tăng vận động, lo âu, chóng mặt, tăng/giảm/mất phản xạ
- Tác dụng phụ trên hệ hô hấp: gây viêm phổi
- Đối với hệ tiết niệu: bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Tác dụng phụ đối với mắt: gây rối loạn tầm nhìn
- Trong trường hợp điều trị cho trẻ em:các tác dụng phụ thường gặp phải làngủ gà, nhiễm virus, buồn nôn hoặc/và nôn
- Khi điều trị hỗ trợ: các tác dụng không mong muốn khiến cho bênh nhận phải ngưng sử dụng thuốc là mệt mỏi, chóng mặt, ngủ gà, buồn nôn hoặc (và) nôn, mất điều vận
Ngoài ra còn có thêm những tác dụng không mong muốn sau khi thuốc được đưa ra thị trường như: tăng creatin phosphokinase trong máu, phản ứng dị ứng bao gồm mày đay rụng lông tóc, tăng glucose máu và giảm glucose máu, c, đau ngực, phát ban, tiêu cơ vân, hứng vú to,v.v…
Bênh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Gabantin 300
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Gabantin 300 được không?
- Thuốc Gabantin 300 cần thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh như: chóng mặt, lo âu, tăng/giảm/mất phản xạ.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Gabantin 300 được không?
- Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ
- đang trong thời gian cho con bú.
- Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Gabantin 300 khi đi vào cơ thể,có thể xảy ra tương tác với các thuốc kháng acid làm giảm sinh khả dụng của thuốc 20%, vì vậy bệnh nhân nên uống cách 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
- Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể bị ngộ độc cấp, đe dọa đến cả tính mạng. Các triệu chứng khi uống quá liều gồm hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, nhìn ba, nói líu lưỡi, chóng mặt, ngủ lịm, tiêu chảy, buồn ngủ,v.v…
- Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
- Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
- Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Gabantin là thuốc có tác dụng điều trị bệnh động kinh và đau thần kinh