Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Fudcime được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông – VIỆT NAM, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-23642-15, được đăng ký bởi công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông – VIỆT NAM
Fudcime là thuốc gì?
Thuốc Fudcime là thuốc điều trị kí sinh trùng, kháng khuẩn nên giúp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, … có thành phần chính là Cefixim với hàm lượng 200 mg/viên; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nén phân tán.
Quy cách đóng gói: mỗi hộp thuốc Fudcime gồm 1 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
Bảo quản: thuốc Fudcime bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa với tầm tay trẻ em.
Thuốc Fudcime giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Fudcime giá 133.750 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- thuốc Cefbuten 200 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi – Việt Nam.
- thuốc Hepatymo được sản xuất bởi Công ty liên doanh Meyer-BPC – VIỆT NAM
- thuốc Tenolam được sản xuất bởi ATRA PHARMACEUTICALS PVT LTD., Ấn Độ
Thuốc Fudcime có tác dụng gì?
Thuốc Fudcime được sử dụng cho các trường hợp:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biến chứng gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng gây ra do các Enterobacteriaceae.
- Dùng điều trị bệnh lậu không có biến chứng, bệnh thương hàn, kiết lỵ.
- Dùng cho bệnh nhân bị viêm thận – bể thận.
- Điều trị viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan.
- Điều trị viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính.
- Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Fudcime như thế nào?
Thuốc viên nén dùng đường uống, dùng sau ăn.
Liều lượng khuyến cáo như sau:
- Liều điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do lậu cầu: dùng 1 liều duy nhất 2 viên hoặc ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Trẻ em từ 6 tháng – 12 tuổi: mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 8mg/kg hoặc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4mg/kg.
- Liều điều trị cho bệnh nhân bị suy thận: phải hiệu chỉnh liều cho hợp lý.
Không sử dụng thuốc Fudcime khi nào?
- Không dùng thuốc Fudcime cho người có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không dùng thuốc Fudcime cho người quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
- Không dùng thuốc Fudcime trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Fudcime
- Thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử bệnh về tiêu hóa, viêm đại tràng, đặc biệt khi dùng thuốc trong thời gian dài.
- Thận trọng với bệnh nhân bị suy thận, phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú.
- Thận trọng với bệnh nhân đang gặp tình trạng ho ra máu, vì thuốc có thể làm tăng xuất huyết.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng, … hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng Fudcime nếu cần thết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc Fudcime hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Fudcime
Khi sử dụng thuốc Fudcime có thể gặp tác dụng không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón: thường xuất hiện ngay trong 1 – 2 ngày đầu dùng thuốc và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, do đó hiếm có trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc.
- Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi.
- Mẩn đỏ, mày đay, sốt.
Ngoài ra còn có thể gặp 1 số tác dụng phụ khác nhưng với tần xuất rất thấp như:
- Tiêu chảy nặng, phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson, hồng ban đa dạng.
- Giảm dòng tế bào tiểu cầu, bạch cầu thoáng qua, giảm nồng độ hemoglobin và tỉ lệ hematocrit.
- Viêm gan, vàng da, suy thận cấp.
- Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Fudcime.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Fudcime được không?
Thuốc Fudcime có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Fudcime được không?
Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc Fudcime.
Tương tác thuốc
- Thuốc Fudcime khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như:
Probenecid, carbamazepin, nifedipin
Các thuốc chống đông như warfarin
Ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
- Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Fudcime là thuốc điều trị kí sinh trùng, kháng khuẩn nên giúp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, …