Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Flaminac được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 893100225223
Flaminac là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Flaminac có chứa thành phần:
- Mefenamic acid 500mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Trình bày
SĐK: 893100225223
Quy cách đóng gói: Hộp 50 viên, 100 viên.
Xuất xứ: Việt Nam
Tác dụng của thuốc Flaminac
Cơ chế tác dụng
- Acid Mefenamic ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase (COX), cụ thể là COX-1 và COX-2. COX là enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp prostaglandin – một chất dẫn truyền thần kinh gây ra các triệu chứng viêm, đau và sốt.
- Việc ức chế COX làm giảm sản xuất prostaglandin, từ đó giảm các triệu chứng trên.
Đặc điểm dược động học
Hấp thu:
- Khả năng hấp thu của Acid Mefenamic khá nhanh chóng sau khi uống.
Phân bố:
- Thể tích phân bố: 1,06 L/kg (ở người lớn khỏe mạnh từ 18-45 tuổi).
- Liên kết với protein: 90%.
Chuyển hóa:
- Acid Mefenamic được chuyển hóa bởi enzym CYP2C9 thành 3-hydroxymethyl mefenamic acid, và có thể tiếp tục oxy hóa thành 3-carboxymefenamic acid.
- Acid Mefenamic cũng được glucuronidated trực tiếp.
Thải trừ:
- 20% liều dùng được thải qua đường phân, chủ yếu dưới dạng 3-carboxymefenamic acid chưa liên hợp.
- Thời gian bán hủy của Acid Mefenamic khoảng 2 giờ.
- Acid Mefenamic, các chất chuyển hóa và hợp chất liên hợp của nó được thải trừ chủ yếu qua thận.
Thuốc Flaminac được chỉ định trong bệnh gì?
- Viêm khớp dạng thấp
- Đau răng
- Đau nhức đầu
- Đau sau khi sinh
- Đau hậu phẫu
- Đau bụng do có kinh
- Viêm khớp xương
- Rong huyết
Liều dùng và cách dùng của thuốc Flaminac
Liều dùng
Đối tượng | Liều lượng |
Người lớn | 1 viên x 3 lần/24 giờ |
Rong kinh | Uống khi bắt đầu chu kỳ kinh |
Đau bụng kinh | Bắt đầu uống khi cơn đau khởi phát |
Người cao tuổi (> 65 tuổi) | Giống liều người lớn |
Trẻ em dưới 12 tuổi | Dạng hỗn dịch (50 mg/5 ml) |
Cách dùng
Đường dùng: Uống
Thời điểm: Trong hoặc sau bữa ăn
Không sử dụng thuốc Flaminac trong trường hợp nào?
Dị ứng với axit mefenamic hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc
Có tiền sử loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa
Bị suy thận hoặc suy gan
Flaminac Stella không nên dùng cho phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Không sử dụng Mefenamic Acid để điều trị đau sau phẫu thuật CABG.
Mefenamic acid không nên dùng cho những người bệnh có tiền sử dị ứng với Ibuprofen, Aspirin, hoặc các NSAID khác.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Flaminac
Thận trọng
- Người bệnh điều trị dài ngày cần được giám sát thường xuyên, đặc biệt là chức năng gan và các vấn đề khác như tiêu chảy, phát ban, loạn tạo máu
- Tránh sử dụng cùng lúc với các thuốc NSAID khác.
- Người cao tuổi có nguy cơ cao về tác dụng không mong muốn, đặc biệt là về hệ tiêu hóa và tim mạch.
- Thận trọng đối với bệnh nhân mất nước, bệnh thận, bệnh hô hấp, tiền sử hen phế quản, và người có chức năng thận suy giảm.
- Cảnh báo về nguy cơ xuất hiện biến cố đột quỵ và thuyên tắc mạch.
- Thận trọng đối với người bệnh có xuất huyết não, chảy máu tạng, và ngưng dùng khi có loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
- Người bệnh có tiền sử ngộ độc tiêu hóa cần báo cáo dấu hiệu không bình thường ở bụng.
- Cảnh báo về các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, và rối loạn thị giác. Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi xuất hiện các triệu chứng trên.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Tiêu chảy, có thể dẫn đến viêm ruột kết nếu sử dụng lâu dài.
Một số tác dụng phụ chưa rõ tần suất:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu, nhiễm trùng, đông máu rải rác nội mạch.
- Phản ứng quá mẫn: hen suyễn, co thắt phế quản, phát ban, ngứa, nổi mẩn, phù mạch.
- Rối loạn chức năng gan, vàng da.
- Loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Tăng huyết áp, suy tim.
- Viêm cầu thận dị ứng, suy thận.
- Mệt mỏi, khó chịu.
- Viêm màng não vô khuẩn, co giật, mất ngủ.
- Mù màu, rối loạn thị giác.
- Ù tai, chóng mặt.
- Viêm tụy.
- Phù mạch, phù thanh quản, hội chứng Stevens-Johnson.
Tương tác thuốc
Flaminac có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm:
- Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn beta
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Mefenamic acid có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ và không nên sử dụng trong thai kỳ hoặc khi cho con bú.
Quá liều và xử trí
Lạm dụng Flaminac có thể dẫn đến các dấu hiệu như nhức đầu, nôn nao, muốn nôn, mửa, chảy máu đường tiêu hóa, bất tỉnh, động kinh. Trong trường hợp nặng có thể gây suy giảm chức năng thận đột ngột và gan bị tổn hại. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Thuốc Flaminac giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Flaminac hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Flaminac tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc Flaminac như:
Thuốc Mefenamic Acid Stada 500mg có giá 28.000đ/hộp do Công ty liên doanh TNHH Stada – Việt Nam sản xuất. Thuốc Mefenamic Acid Stada 500mg là thuốc có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng đau ở mức độ nhẹ đến trung bình như: đau đầu, đau răng, đau sau sinh em bé, đau bụng kinh.
thuốc Dolnaltic 500mg có giá 125.000đ/hộp được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar. Thuốc Dolnaltic 500mg có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau: đau nửa đầu, đau răng, đau bụng kinh, nhức đầu, đau do chấn thương, đau sau phẫu thuật, đau sau khi sinh và hạ sốt ở trẻ em có liên quan đến nhiễm khuẩn
Tại sao nên lựa chọn thuốc Flaminac Stella?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Flaminac có hiệu quả trong việc giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
Flaminac đặc biệt hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh. Flaminac có hiệu quả kéo dài, có thể giúp giảm đau trong 6-8 giờ. |
Flaminac không nên được sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn như loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, suy thận. |
Tài liệu tham khảo
- Rachel Moll, Sheena Derry, R Andrew Moore, Henry J McQuay. (Ngày 16 tháng 3 năm 2011). Single dose oral mefenamic acid for acute postoperative pain in adults. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21412904/
- Nachimuthu Gomathy, Karukkupalayam Ramasamy Dhanasekar, Dutta Trayambak, Rajasekar Amirtha. (Ngày 15 tháng 11 năm 2019). Supportive therapy for dysmenorrhea: Time to look beyond mefenamic acid in primary care. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31803641/
Huyền –
Mỗi lần đến chu kỳ kinh mình rất đau bụng nhưng khá hợp với thuốc này