Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng muốn giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Eprex được sản xuất bởi công ty Vetter Pharma-Fertigung GmbH & Co. KG và được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam.
Eprex là thuốc gì?
Thuốc Eprex là thuốc tiêm thuộc nhóm thuốc có tác dụng đối với máu, giúp điều trị thiếu máu ở các đối tượng: trẻ đẻ thiếu tháng, bệnh nhân suy thận mạn tính (có lọc máu hoặc không); bệnh nhân bị nhiễm HIV; bệnh nhân hóa trị liệu ung thư; và bệnh nhân bị mất máu nhiều do phẫu thuật.
Thành phần chính của thuốc là Epoetin Alpha hàm lượng 4000 UI, là một nội tiết tố, thuộc nhóm Erythropoietin người tái tổ hợp. Nó có vai trò sinh học giống hệt Erythropoietin. Alpha Epoetin có tác dụng kích thích tế bào phân chia và kích thích quá trình sinh hồng cầu, hỗ trợ tăng sinh hồng cầu cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu. Hiệu quả của thuốc đã được kiểm chứng in vivo ở nhiều mẫu động vật khác nhau, kết quả cho thấy sự hiệu quả của thuốc ở sự tăng tạo hồng cầu và không gây độc cho tế bào tủy xương.
Dạng bào chế: dung dịch tiêm.
Quy cách đóng gói: Một hộp có 6 ống thuốc có bơm tiêm sẵn, mỗi ống có dung tích 0,5ml.
Cách bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh để thuốc bị ánh nắng chiếu vào.
- Để xa tầm tay trẻ em, tránh uống phải.
- Không được để thuốc đóng băng.
Hạn dùng: Mỗi lô thuốc sẽ có ngày sản xuất khác nhau. Bạn vui lòng xem ngày sản xuất và hạn dùng trên bao bì chính của sản phẩm.
Thuốc Eprex có giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Eprex có giá 1.800.000 đồng một hộp 6 ống. Được bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi có hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi cũng có tác dụng điều trị thiếu máu như sau:
- Thuốc Avozzim dạng viên được sản xuất bởi công ty Armephaco Joint Stock Company
- Thuốc Ferro C được sản xuất bởi Công ty Pharmalife Research s.r.l – Italia.
- Sản phẩm Femifortil được sản xuất tại Công ty NATUR PRODUKT PHARMA SP 10.0.- BA LAN.
Thuốc Eprex có tác dụng gì?
Thuốc Eprex có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu cho trẻ em đẻ thiếu tháng; cho bệnh nhân suy thận mạn tính có thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc; bệnh nhân thiếu máu do phẫu thuật; hỗ trợ điều trị thiếu máu cho các bệnh nhân HIV dùng thuốc Zidovudin; điều trị dự phòng cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Eprex như thế nào?
Tùy mục đích và đối tượng sử dụng, chế độ liều khi sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Cần tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có thể sử dụng thuốc theo đề xuất sau:
Đối với bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu:
- Tiêm tĩnh mạch: liều 50IU/kg, một tuần tiêm 3 lần.
- Tiêm dưới da: liều 40IU/kg, một tuần tiêm 3 lần.
Đối với bệnh nhân suy thận mạn tính không lọc máu:
- Tiềm với liều 75-100IU/kg , một tuần tiêm 1 lần.
Đối với bệnh nhân đang điều trị HIV bằng Zidovudin: tiêm tĩnh mạch liều 100IU/kg, một tuần tiêm 3 lần.
Đối với bệnh nhân hóa trị liệu ung thư: tiêm dưới da liều 150IU/kg tuần 3 lần.
Đối với bệnh nhân dự phòng thiếu máu trước mổ: Tiêm liều 300IU/kg. Ngày tiêm 1 lần dưới da trong 10 ngày trước mổ.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng: tiêm dưới da từ tuần thứ 2 và trong 8 tuần tiếp theo với liều 300IU/kh, ngày tiêm 1 lần.
Không sử dụng thuốc Eprex khi nào?
Không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
Không sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có vấn đề về huyết áp, tim mạch, có tiền sử co giật động kinh và bệnh nhân không có khả năng sản sinh nguyên hồng cầu.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Eprex
Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, có huyết khối, bệnh nhân lên cơn động kinh, người bị bệnh gout và bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết rõ tình trạng của cơ thể và các thuốc đang sử dụng để có biện pháp dùng thuốc hiệu quả và hợp lý nhất.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Eprex
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc là:
- Phản ứng quá mẫn: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay…
- Chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau cơ, đau khớp (hội chứng giống cúm)
- Phản ứng phụ trên đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Nổi ban, chàm, phù mạch tại nơi tiêm.
Khi xuất hiện các dấu hiệu lạ trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần ngừng sử dụng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Eprex được không?
Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kì, bạn không nên sử dụng thuốc vì thời gian này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất và trí tuệ.
Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thuốc đến người lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Thuốc tương tác với các chế phẩm có chứa Cyclosporin, cần theo dõi nghiêm ngặt nồng độ của Cyclosporin trong huyết tương.
Không tự ý đổi dụng cụ chứa thuốc, không pha thuốc với bất kì dung môi nào khác.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Thuốc Eprex có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu cho trẻ em đẻ thiếu tháng