Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Citalopram Stella 20 được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-27521-17
Citalopram Stella 20 là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Citalopram Stella 20 có chứa thành phần:
- Citalopram 20mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Trình bày
SĐK: VD-27521-17
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Việt Nam
Tác dụng của thuốc Citalopram Stella 20
Cơ chế tác dụng
- Citalopram HBr hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin (5-HT) vào tế bào thần kinh trung ương (CNS), làm tăng lượng serotonin trong não.
- Serotonin là một chất điều hòa tâm trạng, có nghĩa là nó giúp kiểm soát tâm trạng và cảm xúc.
- Citalopram là một chất ức chế tái hấp thu serotonin có tính chọn lọc cao (SSRI), có nghĩa là nó có tác dụng tối thiểu đối với việc tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh khác như Norepinephrine (NE) và Dopamine (DA).
Đặc điểm dược động học
- Thời gian Citalopram bắt đầu có tác dụng điều trị trầm cảm là khoảng 1 đến 4 tuần. Tuy nhiên, đáp ứng hoàn toàn có thể mất từ 8 đến 12 tuần sau khi bắt đầu điều trị.
- Sinh khả dụng là 80%.
- Thời gian bán hủy là 24 đến 48 giờ (trung bình là 35 giờ). Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy gan, suy thận nhẹ đến trung bình, tuổi già (60 tuổi trở lên) và những người chuyển hóa CYP2C19 kém, thời gian bán hủy của thuốc kéo dài đáng kể.
- Citalopram được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP450 3A4 và 2C19 và có tác dụng ức chế yếu đối với CYP450 2D6
Thuốc Citalopram Stella 20 được chỉ định trong bệnh gì?
- Điều trị các trường hợp trầm cảm có mức độ nghiêm trọng cao
- Cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị rối loạn hoảng loạn.
Liều dùng của thuốc Citalopram Stella 20
Đối tượng | Liều khởi đầu | Liều tối đa | Lưu ý |
Người lớn (đợt trầm cảm nặng) | 1 viên/ngày | 2 viên/ngày | Tiếp tục điều trị 4-6 tháng sau khi hết triệu chứng để ngăn ngừa tái phát |
Người lớn (rối loạn hoảng loạn) | ½ viên/ngày (tuần đầu) | 2 viên/ngày | Nâng liều lên 1 viên/ngày sau 7 ngày |
Người cao tuổi (> 65 tuổi) | ½ liều người lớn | ½ liều người lớn | |
Suy gan nhẹ – trung bình hoặc chuyển hóa kém CYP2C19 | ½ viên/ngày (2 tuần đầu) | 1 viên/ngày | Tăng liều tùy theo đáp ứng |
Suy giảm chức năng thận nhẹ – trung bình | Liều bình thường | ||
Suy giảm chức năng thận nặng | Không sử dụng thuốc | ||
Trẻ em dưới 18 tuổi | Không sử dụng thuốc |
Không sử dụng thuốc Citalopram Stella 20 trong trường hợp nào?
- Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Citalopram 20
- Dùng cùng lúc với các thuốc làm dài khoảng QT
- Không được sử dụng chung với Linezolid nếu không có sự theo dõi y tế cẩn thận và theo dõi huyết áp liên tục.
- Người có vấn đề về nhịp tim (khoảng QT kéo dài) hoặc có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh khiến nhịp tim kéo dài.
- Người đang sử dụng thuốc MAOI
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Citalopram 20 Stella
Thận trọng
Đối tượng cần thận trọng:
- Người bị bệnh tiểu đường, gan/thận suy giảm
- Người có nhịp tim đập chậm, bị nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc suy tim không điều trị được
- Người bị bệnh động kinh đang lên cơn hoặc đã ổn định sau điều trị
- Người bị tăng nhãn áp góc đóng hoặc có tiền sử mắc bệnh này
- Người cao niên
Lưu ý:
- Theo dõi chặt chẽ để phát hiện nguy cơ tự tử hoặc các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn
- Dừng sử dụng thuốc Citalopram Stella 20 nếu gặp các tác dụng phụ sau:
- Các cơn co giật trở nên nghiêm trọng hơn hoặc xảy ra liên tục
- Dấu hiệu loạn nhịp tim
- Người mắc bệnh lưỡng cực có khả năng cao rơi vào trạng thái trầm cảm
- Hiếm gặp hội chứng serotonin
- Cẩn thận khi sử dụng đồng thời với liệu pháp sốc điện
- Thuốc Citalopram Stella 20 gây ra triệu chứng cai nghiện nếu đột ngột ngừng thuốc
- Cẩn thận vì có thể gây chảy máu kéo dài hoặc bất thường
- Có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện tâm thần.
Chống chỉ định: Người có các rối loạn di truyền hiếm gặp
Tác dụng không mong muốn
Rất thường gặp
- Bồn chồn, mất bình tĩnh
- Lờ đờ, uể oải, thiếu tập trung
- Mờ mắt, nhìn không rõ
- Nhịp tim nhanh
- Miệng khô, buồn nôn, khó đi ngoài
- Vã mồ hôi
- Mệt mỏi
Thường gặp
- Chán ăn, giảm cân
- Ham muốn tình dục giảm, rối loạn cực khoái ở nữ, hoang mang, lú lẫn, lờ đờ, mơ bất thường, trí nhớ kém
- Tê bì, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu, mất vị giác, rối loạn chú ý;
- Thị giác rối loạn
- Ù tai;
- Tăng nhịp tim
- Tăng/giảm huyết áp, hạ huyết áp thế đứng
- Ỉa chảy, đi ngoài, nôn mửa, khó tiêu
- Mẩn ngứa, nổi ban
- Đau cơ, đau khớp;
- Đa niệu, rối loạn tiểu tiện;
- Yếu sinh lý, xuất tinh sớm, xuất tinh ít, đau bụng kinh.
- Kiệt sức, sốt
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Hệ thần kinh trung ương | Thận trọng khi sử dụng cùng các thuốc tác dụng trung ương khác. |
Rượu | Không khuyến khích sử dụng rượu khi đang dùng Citalopram. |
Thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOI’s) | Chống chỉ định. |
Cimetidine | Tăng AUC và Cmax của Citalopram |
Các chất ức chế CYP3A4 và 2C19 | Giảm độ thanh thải của Citalopram. Cân nhắc giảm liều Citalopram nếu dùng đồng thời. |
Metoprolol | Tăng gấp đôi nồng độ Metoprolol trong huyết tương. Dùng đồng thời không có tác dụng lâm sàng đáng kể về huyết áp hoặc nhịp tim. |
Imipramine và các thuốc chống trầm cảm ba vòng khác (TCA) | Có thể ảnh hưởng đến nồng độ của Desipramine (chất chuyển hóa của Imipramine). |
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
- Citalopram có thể gây quái thai, tăng tỷ lệ tử vong và chậm phát triển thai nhi khi sử dụng liều cao. Do chưa có nghiên cứu đầy đủ về an toàn, chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ cho phụ nữ mang thai.
- Citalopram bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây buồn ngủ, bú kém, sụt cân ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng quá liều Citalopram:
- Choáng váng, toát mồ hôi, muốn nôn, trớ
- Run, ngủ gà gật, tim đập nhanh
- Hiếm gặp: Mất ký ức, mơ hồ, bất tỉnh, co giật, thở nhanh, da chuyển sang màu xanh tím do thiếu oxy, tiêu cơ vân
- Thay đổi ECG (kéo dài khoảng QTc, nhịp nút, rối loạn nhịp thất, xoắn đỉnh)
Xử trí:
- Đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ.
- Sử dụng than hoạt để loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.
- Theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh nhân và tình trạng tim mạch.
Thuốc Citalopram Stella 20 giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Citalopram Stella 20 hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Citalopram Stella 20 tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc Citalopram Stella 20 như:
Thuốc Citopam 20 được sản xuất bởi Sun Pharmaceutical Industries Ltd với giá 146.000đ/hộp, được chỉ định điều trị trầm cảm và một số bệnh khác như rối loạn chức năng tình dục, thay đổi hành vi sau đột quỵ, lạm dụng rượu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em và rối loạn thần kinh như tiểu đường.
Thuốc Bagocit 20 (Citalopram) do Công ty Laboratorios Bago S.A sản xuất, được dùng điều trị bệnh trầm cảm.
Tại sao nên lựa chọn thuốc Citalopram Stella 20?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Điều trị bằng Citalopram 30mg/ngày giúp giảm tình trạng kích động ở bệnh nhân Alzheimer với hiệu quả lâm sàng đáng kể, nhưng cần theo dõi các tác dụng phụ tiềm ẩn như suy giảm nhận thức và kéo dài khoảng QT.
Citalopram Stella 20 được dùng một lần mỗi ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn |
Trong một số trường hợp hiếm hoi, sử dụng Citalopram Stella 20 có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin, một tình trạng nguy hiểm có thể gây ra các triệu chứng như sốt, run, co cứng cơ, lú lẫn và động kinh. |
Tài liệu tham khảo
- Nazila Sharbaf Shoar, Kamron A. Fariba, Ranjit K. Padhy. (Ngày 7 tháng 12 năm 2023). Citalopram. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29489221/
- K Bezchlibnyk-Butler, I Aleksic, S H Kennedy. (Tháng 5 năm 2000). Citalopram–a review of pharmacological and clinical effects. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10863884/
Khuyên –
Uôngs bị đau đầu, nhưng bạn nhân vieen có giải thích rõ