Trong bài viết này, Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng xin trân trọng giới thiệu sản phẩm Ciprobay. Sản xuất bởi công ty Bayer AG Germany – ĐỨC. Số đăng kí: VN-5389-01
Thuốc Ciprobay 500 là gì?
Thuốc Ciprobay với bản chất là kháng sinh nhóm Fluoroquinolones. Là kháng sinh phổ rộng dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa và nặng.
Thành phần chủa thuốc trong 1 viên bao gồm:
• Ciprofloxacin hydrochloride monohydrate ………… 500mg
• Tá dược vừa đủ 1 viên
Danh sách các tá dược trong thuốc bao gồm: cellulose vi tinh thể, tinh bột natri glycollate (loại A), Silica pididone keo, axit stearic khan, Magiê Stearate, croscarmelloza natri, hypromello, macrogol 6000, TiO2, Talc (E 171).
Quy cách đóng gói hộp 1 vỉ 10 viên nén bao phim.
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Ciprobay 500 mg giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Hiện nay Ciprobay đang được phân phối chính hãng tại Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng với giá: 150000 VNĐ/hộp 10 viên. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Liên hệ hotline để được tư vấn sức khỏe miễn phí 24/7.
Các bạn có thể xem thêm các sản phẩm khác của chúng tôi như:
• Certican
• Griseofulvin
• Flavital
Thuốc Ciprobay 500 có tác dụng gì?
Dược lực học
Nhóm dược lý: Fluoroquinolones
Mã ATC: J01MA02
Cơ chế tác động
Thuốc Ciprobay mang đặc trưng kháng khuẩn của nhóm Fluoroquinolones. Việc diệt vi khuẩn của thuốc thông qua cơ chế ức chế cả topoisomerase loại II (DNA-gyrase) và topoisomerase IV. Các enzym này rất cần thiết cho sự sao chép DNA của vi khuẩn, sao chép, sửa chữa và tái tổ hợp. Cuối cùng, ức chế quá trình phiên mã và nhân bản của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn.
Quan hệ giữa dược lực và dược động học
Hiệu quả chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Đồng thời là tác động của ciprofloxacin đối với vi khuẩn và mối quan hệ giữa diện tích dưới đường cong (AUC) và MIC.
Phổ kháng khuẩn
Mạnh trên cách chủng vi khuẩn sau:
• Vi khuẩn hiếu khí Gram (+): Bacillus anthracis
• Vi khuẩn hiếu khí Gram (-): Brucella spp., Citrobacter koseri, Francisella tularensis, Haemophilus ducreyi, Haemophilusenzae, Legionella spp., Moraxella catarrhalis * Neisseria, Meningitidis Pasteurella spp., Salmonella spp., Shigella spp. * Vibrio spp., Pestis Yersinia.
• Một số vi khuẩn kị khí: Mobiluncus
• Một số chủng vi sinh vật khác: Chlamydia trachomatis, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma hominis, Mycoplasma pneumoniae.
Phổ tương đối, cần cân nhắc cấy vi khuẩn, vi khuẩn đồ với các chủng sau:
• Khuẩn đường sinh dục: Ureaplasma urealitycum
• Vi khuẩn hiếu khí: Actinomyces, Listeria monocytogenes, Burkholderia cepacia, Escherichia coli, Klebsiella oxytoca…
Dược động học
Hấp thu
Thuốc hấp thu nhanh bằng đường uống, vị trí hấp thu mạnh nhất là ruột non. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khoảng 1-2 giờ sau uống. Sinh khả dụng tuyệt đối đạt được khoảng 70-80% (khá cao)
Phân bố
Thuốc Ciprobay liên kết huyết tương kém, chỉ khoảng 20 – 30%. Do đó thuốc phân bố tốt vào các mô, tổ chức trong cơ thể. Đặc biệt thuốc đạt nồng độ cao trong các mô như mô đại thực bào phế nang, dịch biểu mô, mô sinh thiết. Thuốc cũng được ghi nhận đạt nồng độ điều trị tốt tại các ổ viêm, đường tiết niệu.
Chuyển hóa
Chuyển hóa chủ yếu qua hệ các iso-enzyme CYP 450 1A2. Các chất chuyển hóa cũng có khả năng kháng khuẩn tuy nhiên không mạnh bằng chất gốc.
Thải trừ
Thuốc phần lớn được thải trừ qua phân. Thời gian bán hủy trong huyết thanh ở những người có chức năng thận bình thường là khoảng 4-7 giờ. Độ thanh thải thận là từ 180-300 mL / kg / giờ và tổng độ thanh thải cơ thể là từ 480-600 mL / kg / giờ. Ciprofloxacin có trong mật ở nồng độ cao.
4. Thuốc Ciprobay có tốt không?
Dựa vào các thông số và đánh giá về dược động học cũng như dược lực học. Chúng ta có thể thấy rằng thuốc Ciprobay là một chế phẩm rất mạnh và phổ rộng. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn niệu nặng và vừa. Thuốc đã được lưu hành rộng raiax và chứng minh được hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới. Hiện nay chế phẩm đã được ứng dụng và cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
5. Chỉ định của Ciprobay
Từ đánh giá dược lực, thuốc Ciprobay thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
• Nhiễm trùng hô hấp dưới do vi khuẩn hiếu khí Gram (-)
• Viêm tai giữa có mủ
• Đợt cấp của viêm xoang mạn do vi khuẩn Gram (+)
• Nhiễm trùng tiết niệu
• Viêm mào tinh hoàn
• Các bệnh viêm vùng hố chậu
• Nhiễm trùng đường tiêu hóa
• Nhiễm trùng ổ bụng
• Nhiễm trùng da và mô mềm
• Viêm tai ngoài ác tính
• Nhiễm trùng cơ xương khớp
• Nhiễm trùng do giảm bạch cầu trung tính
6. Liều lượng và cách dùng
Liều dùng
Liều lượng và cách sử dụng Ciprobay cần được đảm bảo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Việc chỉ định mức liều căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường thuốc Ciprobay được sử dụng với mức liều cụ thể như sau:
• Bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ – trung bình: 250 – 500 mg, ngày 2 lần.
• Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng – có biến chứng: 750 mg, ngày 2 lần. Dùng 5 – 10 ngày.
• Bệnh nhân suy thận nhẹ: ClCr 30 – 50 mL/phút: 250 – 500 mg/12 giờ.
• Bệnh nhân suy thận vừa: ClCr 5 – 29 mL/phút: 250 – 500 mg/18 giờ.
• Bệnh nhân suy thận nặng có lọc máu: 250 – 500 mg/24 giờ.
• Bệnh nhân suy giảm chức năng gan không cần hiều chỉnh liều
• Bệnh nhân suy giảm đồng thời chức năng gan thận thì sử dụng đối với liều như suy giảm chức năng thận
Cách dùng
Uống thuốc cùng 250ml nước lọc. Thuốc không phụ thuộc vào thòi gian tháo rỗng dạ dày và thức ăn dùng kèm. Nên uống lúc đói thì hoạt chất sẽ hấp thu nhanh hơn. Thuốc phải được điều trị ít nhất 5 ngày ngay cả khi đã khỏi bệnh. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh trên cộng đồng đối với thuốc. Với một số chủng vi khuẩn nguy hiểm có biến chứng muộn, việc điều trị có thể kéo dài đén 10 ngày.
7. Chống chỉ định
Thuốc Ciprobay chống chỉ định cho các trường hợp sau:
• Quá mẫn cảm với hoạt chất chính, với các quinolone khác hoặc với bất kỳ tá dược nào đã được liệt kê.
• Chống chỉ định dùng đồng thời ciprofloxacin và tizanidine (xem phần 4.5).
8. Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân cần lưu ý những tác dụng không mong muốn có thể có sau của thuốc Ciprobay:
• Thông thường: chán ăn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ợ, nôn, đau bụng, trướng bụng, nhức đầu, chóng mặt, tăng BUN, creatinin, tăng men gan.
• Rất hiếm gặp: viêm miệng, sốc, nhạy cảm ánh sáng, phù, ban đỏ, suy thận cấp, vàng da, thay đổi huyết học, viêm kết tràng giả mạc, đau khớp, đau cơ.
9. Tương tác thuốc
Thuốc Ciprobay có thể có một số tương tác với các nhóm thuốc hoặc thức ăn sau:
• Các theophyline
• Các thuốc chống viêm giảm đau nhóm NSADIs
• Các Antacid
• Các thuốc nhóm sucrafate
• Các thuốc chứa ion kim loại
• Cyclolosporine
10. Thận trọng
Thuốc cần lưu ý thận trọng khi sử dụng Ciprobay cho một số nhóm đối tượng sau:
• Bệnh nhân suy thận vừa và nặng
• Bệnh nhân rối loạn áp lực nội sọ, huyết động não
• Bệnh nhân là người cao tuổi (trên 75 tuổi)
• Đề phòng nguy cơ kháng thuốc khi dùng không đủ liều
11. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có báo cáo về các tác dụng đáng kể lên phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên vì vấn đề đạo đức không cho phép thử nghiệm trên người. Vậy nên hãy thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc cũng được bài tiết qua sữa mẹ
12. Dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc
Thuốc có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương. Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân. Hạn chế sử dụng cho đối tượng này. Chỉ sử dụng khi có khuyến cáo từ bác sĩ sau khi cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
13. Nguồn tham khảo
eMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/9827/smpc
Dược sĩ Phạm Chiến –
thuốc này dùng mấy ngày là khỏi ad?