Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Cinacetam được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-30240-18, được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh
Cinacetam là thuốc gì?
Thuốc Cinacetam là thuốc có tác dụng điều trị suy mạch não mạn, điều trị sau đột quỵ có thành phần chính bao gồm:
- Piracetam với hàm lượng 400mg
- Cinnarizin với hàm lượng 25mg
Ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên nang.
Dạng bào chế: viên nang cứng
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Cinacetam có 6 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang cứng
Bảo quản thuốc Cinacetam ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Cinacetam giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Cinacetam giá 120.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- thuốc Phezam được sản xuất và lưu hành bởi công ty Balkanpharma-Dupnitsa tại nước Ấn Độ.
- thuốc Davinfort 800mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây
- thuốc Quibay được sản xuất bởi công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm DOHA
Thuốc Cinacetam có tác dụng gì?
Thuốc Cinacetam được chỉ định cho các trường hợp
- Người bệnh có nguy cơ cao xơ vữa động mạch, tăng áp lực động mạch dẫn đến nguy cơ suy mạch não mạn
- Người bệnh nhồi máu cơ tim hoặc điều trị biến chứng nhồi máu cơ tim do thiếu máu não
- Người vừa chấn thương não gây nhược não
- Bệnh nhân mắc bệnh não gây ra bởi hội chứng tâm thần – thực thể, rối loạn trí nhớ, ý thức
- Bệnh nhân mắc hội chứng thính lực, phòng ngừa đau nửa đầu và giảm khả năng vận động.
- Kích thích sự phát triển trí não và nhận thức cho trẻ chậm phát triển
Liều dùng và Cách dùng thuốc Cinacetam như thế nào?
- Liều dùng dành cho người lớn: uống mỗi ngày 3 – 6 viên, chia 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và buổi tối. Điều trị liên tục tối thiểu 1 tháng.
- Liều dùng dành cho trẻ em: uống mỗi ngày chỉ 1 – 4 viên tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ.
- Liều dùng dành cho bệnh nhân suy thận nhẹ: điều chỉnh giảm liều, hoặc có thể tăng thời gian giãn cách giữa các liều
Không sử dụng thuốc Cinacetam khi nào?
- Không sử dụng thuốc Cinacetam cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Chống chỉ định đối với người bệnh suy giảm chức năng gan, thận nặng
- Không dùng cho bệnh nhân bị đột quỵ do xuất huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin, người mắc bệnh múa giật
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cinacetam
- Thận trọng khi điều trị cho các bệnh nhân gặp tình trạng tăng áp lực nội nhãn, người bệnh Parkinson
- Cần theo dõi chặt chẽ với các bệnh nhân thiếu hụt lactase
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Cinacetam
Nhìn chung, rất hiếm gặp tác dụng phụ khi bệnh nhân điều trị bằng Cinacetam. Một số tác dụng phụ có thể gặp đó là:
- Quá mẫn trên da, tăng nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng, đi ngoài
- Có thể gây hội chứng ngoại tháp nếu dùng dài ngày cho bệnh nhân lớn tuổi
Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Cinacetam.
Người lái xe và vận hành máy móc có dùng thuốc Cinacetam được không?
Thuốc Cinacetam có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng thuốc Cinacetam được không?
Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Cinacetam khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác:
- Thuốc ức chế TKTW, thuốc chống trầm cảm ba vòng (Tryptomer, Amioxid, Evadyne)
- Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn mạch (glyceryl trinitrat, verapamil, amlodipin)
- Thuốc kháng đông máu: Coumadin, Zofarin
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Cinacetam là thuốc có tác dụng điều trị suy mạch não mạn, điều trị sau đột quỵ