[Case lâm sàng] Ho kéo dài

ho keo dai

Cùng với việc lấy bệnh phẩm chẩn đoán, thuốc nào sau đây là phù hợp nhất để điều trị cho bệnh nhân nam ho nặng kịch phát kéo dài 2 tuần đã nêu?

A. Azithromycin
B. Esomeprazole
C. Amoxicillin
D. Albuterol dạng hít
E. Oseltamivir
——————————————-
Đáp án: A.

Điểm mấu chốt: điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân ho nặng kịch phát kéo dài 2 tuần, nghĩ nhiều đến ho gà, là azithromycin.

Giải thích chi tiết:

Ho bán cấp có rất nhiều chẩn đoán phân biệt, nhưng ho cơn nặng kịch phát và dai dẳng sau giai đoạn xuất tiết kèm sốt nhẹ và sung huyết mũi cần nghĩ đến ho gà. Mặc dù tỉ lệ trẻ em được tiêm chủng là rất cao, nhưng số các trường hợp bị ho gà vẫn đã và đang tăng lên hàng năm ở Hoa Kì; hơn một nửa số trường hợp xuất hiện ở tuổi thiếu niên và thành niên. Ở bệnh nhân đã được tạo miễn dịch, ho kéo dài có thể là biểu hiện duy nhất của nhiễm khuẩn ho gà; do đó, các bác sĩ lâm sàng cần nghĩ nhiều đến chẩn đoán này. Khi nghi ngờ nhiễm ho gà, cần thận trọng khi lấy bệnh phẩm và bắt đầu điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm một cách hợp lí.

Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật Hoa Kì khuyến cáo điều trị trong vòng 3 tuần từ khi khởi phát ở bệnh nhân từ 1 tuổi trở lên. Việc điều trị như vậy có thể rút ngắn thời gian diễn biến toàn bộ của các triệu chứng trên bệnh nhân, và quan trọng hơn là có thể làm giảm nguy cơ lây truyền ho gà. Liệu trình điều trị ưu tiên là kháng sinh nhóm macrolide, như azithromycin hay clarithromycin trong 5 đến 7 ngày. Cũng có thể dùng erythromycin nhưng liệu trình cần kéo dài hơn (14 ngày).

Amoxicillin không có tác dụng chống trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis).

Albuterol dạng hít dùng để điều trị hen phế quản.

Esomeprazol dùng để điều trị nếu ho do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Oseltamivir dùng để điều trị cúm typ A hoặc B trong vòng 2 ngày sau khởi phát và dự phòng trong vòng 2 ngày sau phơi nhiễm cúm.
———————————————-
Tài liệu tham khảo

1. Hewlett EL and Edwards KM. Clinical practice. Pertussis–not just for kids. N Engl J Med 2005 Mar 25; 352:1215.

2. Tiwari T et al. Recommended antimicrobial agents for the treatment and postexposure prophylaxis of pertussis: 2005 CDC Guidelines. MMWR Recomm Rep 2005 Dec 13; 54:1.

Nguồn: NEJM.

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *