Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Capesto 40 được sản xuất bởi Công ty TNHH US Pharma USA – VIỆT NAM, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-22063-14, được đăng ký bởi công ty TNHH US Pharma USA.
Capesto 40 là thuốc gì?
Thuốc Capesto 40 là thuốc có tác dụng hỗ trợ các bệnh đường tiêu hóa có thành phần chính là Esomeprazol với hàm lượng 40 mg; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nang cứng bao tan trong ruột.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Capesto 40 có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên
Bảo quản thuốc Capesto 40 ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Capesto 40 giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Capesto 40 giá 84.000 đồng 1 hộp bán tại nhà thuốc Lưu Văn Hoàng, chúng tôi giao hàng toàn quốc.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Hurazol được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex
- Thuốc Mactrizol được sản xuất độc quyền bởi công ty HUONS CO LTD đến từ Hàn Quốc.
- Thuốc Dạ Tràng An Khang được sản xuất bởi Công ty Cổ phần TruePharmCo.
Thuốc Capesto 40 có tác dụng gì?
Tác dụng của Esomeprazol:
- Có tác dụng ức chế bơm proton.
- Làm chậm quá trình tiết acid dạ dày bằng cách ức chết đặc hiêu bơm proton ở tế bào thành dạ dày.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản.
Chỉ định:
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
Người lớn:
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày tá tràng.
- Đề phòng tái phát loét dạ dày tác tràng.
- Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng do H. Pylori.
Liều dùng và Cách dùng thuốc Capesto 40 như thế nào?
- Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
- Liều dùng:
Loét dạ dày tá tràng: Uống 20 mg/ngày, trong vòng 2-4 tuần.
Trào ngược dạ dày thực quản: Uống 40 mg/ngày.
Hội chứng Zollinger Ellison: Uống 60 mg/ngày.
Đề phòng tái phát loét dạ dày tá tràng: Uống 20-40 mg/ngày.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và thay đổi liều dùng nếu cần thiết.
Không sử dụng thuốc Capesto 40 khi nào?
- Không sử dụng thuốc Capesto 40 cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Capesto 40
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng vì hiện nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đối với người lái xe, vận hành máy móc, lao động nặng: Cần thận trong với tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Capesto
- Trên tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
- Trên thần kinh: Buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt, lú lẫn tâm thần.
- Trên tuần hoàn: Giảm số lượng tiểu cầu, bạch cầu.
- Trên gan: Bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan, bệnh não gan.
- Trên da: dị ứng, ngứa, nổi mề đay…
Trong trường hợp bệnh nhân nhận thấy có bất kì dấu hiệu khác nào thường xuất hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng hay các biểu hiện trên hệ thần kinh, da thì nên dừng thuốc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn
Tương tác thuốc
- Cần giảm liều khi dùng Capesto 40 với các thuốc chuyển hóa như diazepam, citalorpam…
- Bởi vậy, trong thời gian sử dụng thuốc, hạn chế tối đa việc uống đồ uống có cồn, có ga. Đồng thời, bệnh nhân cần liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Các triệu chứng gặp phải khi bệnh nhân bị quá liều thường là các biểu hiện nặng hơn của tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng lạ và nguy hiểm hơn cũng xuất hiện kèm theo.
Xử trí: Không được chủ quan mà cần theo dõi bệnh nhân sát sao, đề phòng tình trạng xấu diễn biến rất nhanh. Việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Quên liều: Bổ sung liều nếu quá giờ sử dụng thuốc từ 1 – 2h. Nếu đã quên liều quá lâu thì không bổ sung liều mà uống đúng liều sau đó. Không gấp đôi liều sau.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Dược Sĩ Lê Hùng –
Thuốc Capesto 40 là thuốc có tác dụng hỗ trợ các bệnh đường tiêu hóa có thành phần chính là Esomeprazol