Bố mẹ cần đặt câu hỏi gì khi bác sĩ kê đơn kháng sinh?

kháng sinh

Bố mẹ khi có con nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp trên cần đi khám bác sĩ thì nên chuẩn bị các câu hỏi sau giúp em.

Lý do em sẽ trình bày ở dưới ạ.

1. Con có tiền sử dùng kháng sinh trước đó không? Nếu có thì là ks gì và cách đây bao lâu, dùng trong bao lâu? (Nhớ nói cho bác sĩ tiền sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng nếu có).

2. Bác sĩ kê kháng sinh gì (thành phần)? Hỏi luôn bác sĩ sao con phải dùng loại này?…

3. Liều dùng như thế nào? Bao nhiêu mg/kg cân nặng/ ngày, dùng bao nhiêu lần/ngày, mỗi lần bao nhiêu mg? Uống vào lúc nào? Có cần lưu ý gì khi uống kháng sinh này không?

4. Uống trong bao lâu?

5. Khi nào cần khám lại?

Lý do em viết bài về kháng sinh vì: Trong 2 ngày em nhận 4 đơn bệnh nhi bác sĩ kê cefixim không đúng và thực tế không chỉ 4 bệnh nhi này bị kê sai kháng sinh mà tỷ lệ đơn kê cefixim không hợp lý rất nhiều, đặc biệt ở các tỉnh.

Vì sao cefixim không phải kháng sinh đầu tay, ưu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên?

1. Nhiễm khuẩn hô hấp gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Gram dương trong khi Cefixim nói riêng và cepha thế hệ 3 nói chung là kháng sinh phổ rộng, chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm.

2. Cefixim không phải kháng sinh đầu tay cho nhiễm khuẩn hô hấp trên, nó chỉ cân nhắc dùng khi các kháng sinh nhóm beta lactam và macrolid không đáp ứng, hoặc bệnh nhân đã từng dùng ks trước đó 1,2 tuần và nay bị lại.

3. Cefixim gây tổn thương phụ cận, kiểu như trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Dùng nó sẽ khiến tổn thương hệ vi khuẩn ở các vùng phụ cận (hầu họng, tiêu hoá,..) làm sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc.

4. Dùng đúng kháng sinh nhưng không đúng liều, đủ thời gian thì sẽ không khỏi dứt điểm, vi khuẩn vẫn đang còn và sẽ bùng phát lại, khó khắn hơn lúc đầu rất nhiều.

5. Uống ks cách các chế phẩm hay thức ăn chứa kim loại hoá trị 2,3 ít nhất 2h vì uống cùng sẽ làm mất tác dụng/giảm hấp thu kháng sinh.

Kê đơn kháng sinh là bài toán khó với bác sĩ và cần sự phối hợp của cả bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Nói về kháng sinh thì cả ngày không hết, viết thêm thì rất dài và cũng không biết viết sao cho đủ nên ace ai cần thêm thông tin gì hay cần check đơn thì t luôn sẵn sàng.

*Note nhanh sau khi nghe bài chia sẻ của thầy và rầu khi nghe bạn/em/chị gửi đơn*.

Dược sĩ Phạm Thị Quỳnh – Khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

 

 

 

 

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *