Bằng chứng mới về mối liên quan giữa aspirin liều thấp và giảm nguy cơ ung thư phổi

aspirin

Sử dụng aspirin liều thấp từ 5 đến 9 năm có liên quan đến giảm nguy cơ tương đối mắc ung thư phổi.

Tổng hợp: Ngô Nguyên Nhật Anh, Sinh viên D15 Đại học Y Dược TP HCM

Hiệu đính: Dược sĩ Trương Công Bằng.

Tổng quan

Tác động ức chế cyclooxygenase của aspirin được cho là nguyên nhân làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Một số thử nghiệm ngẫu nhiên đã cho thấy việc sử dụng aspirin liều thấp kéo dài mang lại lợi ích cho bệnh nhân nhưng các nghiên cứu dịch tễ học và đoàn hệ (đặc biệt ở phụ nữ) cho thấy không có lợi ích.

Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia với gần 13.000.000 bệnh nhân có thông tin về việc sử dụng aspirin và chẩn đoán ung thư phổi

Sử dụng aspirin liều thấp được định nghĩa là sử dụng aspirin với liều ≤100 mg/ngày, ít nhất 2 ngày/tuần.
Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trước đó và/hoặc sử dụng aspirin liều tiêu chuẩn (≥325 mg) trước đó bị loại khỏi nghiên cứu.

Kết quả

Các biến nhân khẩu học và các yếu tố nguy cơ trên lâm sàng đã được điều chỉnh.
Trong thời gian theo dõi 5 năm, khoảng 63.000 trường hợp ung thư phổi đã được chẩn đoán.
Bệnh nhân sử dụng aspirin liều thấp kéo dài có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn đáng kể so với với những bệnh nhân không sử dụng aspirin (giảm lần lượt 4%, 6% và 11% sau khi sử dụng aspirin trong 5-6 năm, 7-8 năm và 9 năm).
Trong các phân tích dưới nhóm, những lợi ích tương tự cũng được ghi nhận ở bệnh nhân cao tuổi (≥65 tuổi). Ở những bệnh nhân <65 tuổi, độ giảm nguy cơ tương đối nhỏ và không có ý nghĩa thống kê.

Bàn luận

Mặc dù nghiên cứu quan sát này có nhiều yếu tố gây nhiễu, mối tương quan giữa việc sử dụng aspirin liều thấp kéo dài và nguy cơ ung thư phổi củng cố thêm các phát hiện trong nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, lợi ích thực sự không lớn và cần được đánh giá toàn diện hơn.

Tài liệu tham khảo

Ye S, et al. Association of Long-term Use of Low-Dose Aspirin as Chemoprevention With Risk of Lung Cancer. JAMA Netw Open 2019 Mar 1; 2:e190185. Link https://doi.org/10.1001/jamanetworkopen.2019.0185

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *