Trong bài viết này, nhà thuốc Lưu Văn Hoàng muốn giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Ameflu ban ngày được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm OPV và được lưu hành tại Việt Nam với số đăng kí: VNB-0893-03
Ameflu ban ngày là thuốc gì?
Ameflu ban ngày là thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm OPV với dạng bào chế viên nén màu vàng chứa trong vỉ 10 viên.
Ameflu ban ngày có thành phần chính với hàm lượng như sau:
Acetaminophen hàm lượng 500mg
Guaifenesin hàm lượng 200mg
Phenylephrin HCl hàm lượng 30mg
Dextromethorphan HBr hàm lượng 15mg
Ngoài ra thuốc còn được sự kết hợp bởi các chất như Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, natri starch glycolat, silic oxid dạng keo khan, magnesi stearat, talc, acid citric khan, dicalci phosphat khan, và chất tạo màu opadry yellow AMB vừa đủ 1 viên.
Ameflu ban ngày mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, thuốc Ameflu ban ngày được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Ameflu ban ngày ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên chọn các cơ sở bán thuốc uy tín đê mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
Hiện nay thuốc đang được cung cấp bởi nhà thuốc Lưu Văn Hoàng chúng tôi với giá 100.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc
Tham khảo thêm các thuốc tương tự:
thuốc Patrotadinđược sản xuất bởi Công Ty TNHH US PHARMA USA
thuốc Topralsin được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long
Thuốc Preparation H Ointment được sản xuất bởi Fizer – Mỹ
Tác dụng của thuốc
Thuốc gồm nhiều thành phần đều có tác dụng trên đường hô hấp, trong đó:
Acetaminophen hay paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm, được xếp vào nhóm thuốc giảm đau NSAIDS. Cơ chế tác dụng của thuốc là ngăn cản các dẫn truyền xung động cảm giác đau ở thần kinh ngoại vi, và ức chế trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nên có tác dụng giảm đau hạ, sốt.
Guaifenesin có tác dụng long đờm nhờ cấu trúc có tính khử mạnh cắt đứt các liên kết glycoprotein trong đờm, làm lỏng đờm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống lông mao đường hô hấp chất tiết khí phế quản ra ngoài
Phenylephrin HCl là thuốc giống giao cảm, có tác động lên các receptor adrenergic bao gồm alpha 1 và beta 2 adrenergic vừa giúp co mạnh giảm xung huyết giẩm phù nề niêm mạc đường hô hấp, đồng thời làm giãn cơ trơn phế quản giúp hô hấp dễ dàng hơn
Dextromethorphan HBr là thuốc thuộc nhóm opioid có tác dụng giảm ho mạnh do ức chế trung tâm ho, tuy nhiên thuốc có ưu điểm không gây ra các tác dụng phụ của nhóm opioid như không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài, không có tác dụng an thần gây ngủ, không giảm đau, không gây táo bón buồn nôn,nôn.
Với sự phối hợp các thuốc trên, Ameflu ban ngày hiệu quả trong điều trị các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp.
Công dụng, chỉ định
Với công dụng giảm ho, long đờm, hạ sốt, thuốc được chỉ định trong điều trị hỗ trợ và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm như : sốt, ho khan, ho có đờm, viêm họng, nhức đầu, các cơn đau nhẹ, sổ mũi. Cải thiện tình trạng bệnh.
Cách dùng, liều dùng
Cách dùng: dùng thuốc với nước theo đường uống sau bữa ăn
Liều dùng: tùy từng đối tượng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên mỗi 6 giờ. Không dùng quá 6 viên trong 24 giờ
Trẻ em từ 7 – 11 tuổi: ½ viên mỗi 6 giờ. Không dùng quá 3 viên trong 24 giờ
Tác dụng phụ
Thuốc dùng ở liều điều trị ít tác dụng phụ. Tuy nhiên có một số trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc và tá dược với các biêu hiện ban đỏ, dị ứng, mẩn ngứa nhẹ, giảm tiểu cầu.
Khi dùng liều cao hơn so với liều điều trị, các tác dụng phụ rõ rệt hơn với các biểu hiện
Suy tế bào gan, hoại tử gan do quá liều Acetaminophen
Kích thích giao cảm gây bồn chồn lo lắng mất ngủ,chóng mặt, khô miệng, mệt mỏi, bí tiểu, nhìn mờ, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, tăng huyết áp, làm tăng hưng phấn,…
Gây chóng mặt, buồn nôn, có thể gây kích ứng dạ dày.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc Ameflu ban ngày.
Chống chỉ định
Đối với các bệnh có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với các bệnh nhân thiếu GP6D, tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành, suy gan thận nặng, xơ gan
Đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO vì có thể gây ra hiệp đồng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm
Chống chỉ định đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc
Chú ý:
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn
Không dùng thuốc Ameflu ban ngày để giảm đau trên 7 ngày hoặc sốt trên 3 ngày, nếu sốt kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng mới có thể do tình trạng bệnh lí trầm trọng hơn cần thông báo tới bác sĩ để có biện pháp điều trị đặc hiệu.
Thuốc có thể ức chế thần kinh gây tác dụng buồn ngủ, do đó không/hạn chế dùng phối hợp với rượu bia, các thuốc an thần để giảm tác dụng buồn ngủ của thuốc, đặc biệt là người già, người vận hành máy móc, công nhân xây dựng,…
Thận trọng:
Thận trọng đối với những người có bệnh cao huyết áp, suy tim, tiểu đường, tăng nhãn áp, suy gan thận, tiểu khó ở những bệnh nhân có phì đại tuyến tiền liệt, ho mạn tính kéo dài, viêm phế quản hoặc phí phế thủng, đối với các bệnh nhân trên trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thận trọng đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào biểu mô tuyến vú nên có mặt trong máu thai nhi và trong sữa mẹ một lượng đủ gây ra tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ bú mẹ. Do đó khi dùng thuốc trong trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho bé.
Thận trọng đối với người cao tuổi, người lái xe hay vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không phối hợp thuốc này với các thuốc khác có chứa Acetaminophen hay Paracetamol tránh quá liều gây suy gan, hoại tử gan
Không dùng phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương để tránh gây buồn ngủ
Không phối hợp với các thuốc làm tăng chuyển hóa thuốc trên gan như carbamazepin, rifampicin, phenytoin,barbiturate, isoniazid ,… làm tăng độc tính của thuốc trên gan
Không phối hợp với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và IMAO, không dùng thuốc trong vòng 2 tuần ngưng sử dụng IMAO, để biết mình có đang sử dụng thuốc IMAO hay không cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khi dùng thuốc này
Không dùng phối hợp với nấm cựa gà hay alkaloid trong nấm cựa gà vì làm tăng đôc tính của nấm này trên cơ thể
Không phối hợp với các thuốc monoamine, digoxin tăng rủi ro trên tim mạch
Không phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp do làm giảm tác dụng của nhau
Không phối hợp với Atropin do Atropin làm mất khả năng giảm nhịp tim do phản xạ tăng huyết áp và hiệp đồng tác dụng trên mắt gây giãn đồng tử, tăng nhãn áp, nhìn mờ
Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu monoamine như phô mát, thịt bò, trứng, sữa trong quá trình dùng thuốc
Không dùng chung thuốc với rượu và không uống rượu và các đồ uống có cồn do làm tăng độc tính của thuốc trên gan
Để có hiệu quả điều trị tối đa người bệnh nên liệt kê những thuốc theo toa và không theo toa hiện đang dùng để có được hướng dẫn từ bác sĩ
Người bệnh có thể tham khảo thêm bác sĩ về những loại thực phẩm, đồ uống nên hạn chế dùng trong quá trình dùng thuốc.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều :
Quá liều hay gặp do bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Những triệu chứng gặp phải khi quá liều thường là
Acetaminophen: trong 12 giờ đầu, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng. Sau đó bệnh nhân cảm thấy đau hạ sươn phải – biểu hiện của tổn thương gan do hoại tử, ở mức độ nặng có thể dẫn đến hôn mê gan phù não và đe dọa tính mạng
Phenylephrin HCl: tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đánh trống ngực, bồn chồn, chóng mặt, hoa mắt, xuất huyết não, đe dọa tính mạng.
Dextromethorphan: nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật..
Các triệu chứng trên tăng dần mức độ nặng theo liều
Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời
Quên liều:
Khi quên liều,bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường. Bệnh nhân không được uống bù thuốc của liều trước vào liều kế tiếp
Nếu có bất kì thắc mắc gì, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn
Dược sĩ Phạm Chiến –
Thuốc điều trị hỗ trợ và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm như : sốt, ho khan rất tốt. Mình rất thích