Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Atilimus 0.03% được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-34134-20
Atilimus 0.03% là thuốc gì?
Thành phần
Mỗi 5g thuốc mỡ Atilimus 0.03% có chứa thành phần:
- Tacrolimus 1,5 mg
- Tá dược vừa đủ
Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da
Trình bày
SĐK: VD-34134-20
Quy cách đóng gói: Hộp 1 tube 5g/10g/15g/20g
Xuất xứ: Việt Nam
Tác dụng của thuốc Atilimus 0.03%
Cơ chế tác dụng
Cơ chế hoạt động của Tacrolimus khác biệt so với các loại thuốc điều trị khác. Tacrolimus tác động trực tiếp lên các tế bào miễn dịch gây viêm như tế bào lympho T và tế bào mast, ngăn chặn chúng hoạt động và giải phóng các chất gây viêm. Nhờ đó, quá trình viêm tại da được kiểm soát hiệu quả.
Đặc điểm dược động học
Khi bôi thuốc mỡ tacrolimus, lượng thuốc hấp thu vào máu rất ít và thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Thuốc Tacrolimus được hấp thu chủ yếu ở vùng da bôi và phân bố chủ yếu ở da.
Gan là cơ quan chính chuyển hóa tacrolimus.
Thời gian bán hủy của tacrolimus trong cơ thể khá dài từ 65-75 giờ khi dùng lặp lại.
Ở trẻ em, dược động học của tacrolimus tương tự như ở người lớn.
Thuốc Atilimus 0.03% được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc mỡ Atilimus 0,03% được chỉ định cho: Người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em từ 2 tuổi trở lên:
- Điều trị các đợt bùng phát viêm da cơ địa (chàm) mức độ vừa đến nặng: Dùng cho những trường hợp không đáp ứng tốt hoặc không dung nạp với các phương pháp điều trị khác như corticosteroid bôi ngoài da.
- Điều trị duy trì: Giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát trở lại ở những bệnh nhân viêm da cơ địa có bệnh sử nặng (tái phát nhiều lần trong năm) và đã đáp ứng tốt với thuốc trong lần điều trị đầu.
Liều dùng của thuốc Atilimus 0.03%
Điều trị đợt bùng phát:
- Người lớn và thanh thiếu niên (từ 16 tuổi trở lên): Bắt đầu bằng việc bôi thuốc mỡ Atilimus 0.1% hai lần/ngày cho đến khi các vết thương lành hẳn hoặc gần lành. Sau đó, có thể giảm liều hoặc chuyển sang dùng thuốc mỡ 0.03% nếu tình trạng bệnh ổn định.
- Trẻ em từ 2-15 tuổi: Bôi thuốc mỡ Atilimus 0.03% hai lần/ngày, không quá ba lần. Sau đó, có thể giảm xuống còn một lần/ngày khi tình trạng bệnh cải thiện.
Điều trị duy trì:
- Người lớn và thanh thiếu niên: Bôi thuốc mỡ Atilimus 0.1% một lần/ngày, 2 lần/tuần (ví dụ: thứ hai và thứ năm) lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Trẻ em từ 2-15 tuổi: Bôi thuốc mỡ Atilimus 0.03% một lần/ngày, 2 lần/tuần.
- Giữa các lần bôi thuốc, nên để da nghỉ ngơi 2-3 ngày và tái khám sau 12 tháng.
Không sử dụng thuốc Atilimus 0.03% trong trường hợp nào?
Dị ứng với Macrolide, Tacrolimus hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Atilimus 0.03%.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Atilimus 0.03%
Thận trọng
Khi sử dụng Atilimus, cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng và tránh bôi thuốc lên vùng da tổn thương để ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.
Không sử dụng cho người bị suy giảm hàng rào bảo vệ da như bệnh vảy cá, viêm da tiếp xúc dị ứng,…
Nhiễm trùng:
- Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, đặc biệt là ở người có suy giảm hệ miễn dịch
- Nên điều trị khỏi các nhiễm trùng da trước khi sử dụng thuốc.
Ung thư: Có thể tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư da, đặc biệt khi sử dụng lâu dài.
Hệ miễn dịch: Có thể ức chế hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh lý ác tính.
Thuốc Atilimus 0.03% có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp như nhiễm trùng và ung thư da. Ngoài ra, thành phần butylhydroxytoluene có thể gây dị ứng.
Tác dụng không mong muốn
Nhiễm trùng da: Thường gặp các loại nhiễm trùng như viêm nang lông, herpes simplex, thủy đậu, và có thể nhiễm trùng mắt.
Dị ứng: Ngứa, đỏ, nổi mẩn, sưng tấy tại chỗ bôi thuốc.
Rối loạn cảm giác: Có thể cảm thấy ngứa, rát, tê bì hoặc đau tại chỗ bôi thuốc.
Rối loạn da: Có thể xuất hiện mụn, mụn nước, da khô hoặc bong tróc.
Tương tác thuốc
Mặc dù Tacrolimus hấp thu qua da rất ít, nhưng vẫn có khả năng tương tác với các thuốc khác, đặc biệt là các thuốc ức chế CYP3A4 (như Erythromycin, Itraconazole, Ketoconazole, Diltiazem) khi sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Không nên sử dụng thuốc Atilimus 0.03% này trong thai kỳ trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: Nên tạm dừng thuốc Atilimus 0.03% cho con bú trong thời gian điều trị.
Quá liều và xử trí
Quá liều tại chỗ: Ít khi xảy ra các trường hợp quá liều khi sử dụng thuốc Tacrolimus bôi ngoài da.
Quá liều toàn thân: Nếu nuốt phải một lượng lớn thuốc Tacrolimus, có thể gây ra các tác dụng phụ toàn thân.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng các cơ quan.
Thuốc Atilimus 0.03% giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Atilimus 0.03% hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Atilimus 0.03% tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc Atilimus 0.03% như:
Thuốc Imutac 0,1%, chứa hoạt chất Tacrolimus 0.1%, giá 460.000đ/hộp, được sản xuất bởi Laboratorios Recalcine S.A, là thuốc bôi ngoài da dùng để điều trị viêm da cơ địa, chàm, dị ứng ở người lớn và trẻ em từ 2-15 tuổi (hàm lượng 0,03%).
Thuốc Tacroz Forte 0.1%, chứa thành phần chính Tacrolimus 0.1%, giá 220.000đ/hộp, được sản xuất bởi Glenmark Pharm., Ltd – Ấn Độ, là thuốc mỡ dùng để điều trị ngắn hạn hoặc dài hạn bệnh chàm, viêm da dị ứng vừa và nặng, với cơ chế ức chế enzyme calcineurin nhằm ngăn ngừa sự đào thải cơ quan khi cấy ghép và giảm liều steroid.
Tài liệu tham khảo
- Anita Remitz, Sakari Reitamo. (Tháng 7 năm 2009). Long-term safety of tacrolimus ointment in atopic dermatitis. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024, từ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19435404/
- Mamitaro Ohtsuki, Hiroshi Morimoto, and Hidemi Nakagawa. (Tháng 8 năm 2021). Tacrolimus ointment for the treatment of adult and pediatric atopic dermatitis: Review on safety and benefits. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2024, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6099320/
Hoa –
Sau khi dùng thuốc, da mình bị nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều hơn.