Tóm tắt nội dung trình bày tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn nội soi tiêu hóa trong nội soi tiêu hoá
Dụng cụ nội soi được sử dụng phổ biến tại các khoa tiêu hoá và là dụng cụ có cấu hình phức tạp, ô nhiễm nhiều dịch cơ thể sau sử dụng, khó làm sạch. Đây là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng nhân lên, tạo màng sinh học cản trở hoá chất và các tác nhân khử khuẩn/tiệt khuẩn (KK/TK) phát huy tác dụng.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong KK/TK dụng cụ nội soi cần có sự kết hợp thực hành an toàn, xây dựng văn hóa an toàn NB và lựa chọn hoá chất, thiết bị KK/TK phù hợp.
– Thực hành an toàn: xử lý dụng cụ nội soi cần được coi là 1 nghề và phải được thực hiện bởi nhân viên đã qua đào tạo, kiểm tra kỹ năng xử lý dụng cụ NS trước khi làm việc.
– Văn hoá an toàn: mỗi cơ sở y tế cần xây dựng Hướng dẫn xử lý dụng cụ NS, công cụ kiểm tra/giám sát (KT/GS) tuân thủ HD của nhân viên xử lý dụng cụ phù hợp với nguồn lực của mình, đồng thời quy định rõ vai trò/trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc triển khai HD. Bố trí nhân lực được đào tạo tham gia KT/GS, duy trì và phản hồi thường xuyên kết quả KT/GS để xác định và duy trì giải pháp ưu tiên trong cải thiện chất lượng xử lý dụng cụ NS.
– Lựa chọn hoá chất, trang thiết bị phù hợp: nhân lực, cơ số dụng cụ NS của đa số các đơn vị NS tiêu hoá còn rất hạn chế. 85% nguyên nhân dẫn tới thất bại trong xử lý dụng cụ NS liên quan tới các bước làm sạch, khử khuẩn/tiệt khuẩn ko thực hiện đúng. Mới đây, FDA khuyến cáo tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao 2 lần dụng cụ NS tá tràng, ERCP. Do vậy, cần ưu tiên việc bổ sung thiết bị đánh giá chất lượng làm sạch dụng cụ, sử dụng hoá chất/thiết bị có thời gian KK/TK ngắn giúp tăng tốc độ quay vòng dụng cụ.