Loét dạ dày, căn bệnh hiện đại mà bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi.

dau da day la nhu nao 2 e1553523017764

Loét dạ dày – tá tràng là gì?

?️Loét dạ dày – tá tràng là vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, những vùng này tiếp xúc nhiều với acid dạ dày (acid clohydric) và enzyme tiêu hóa (pepsin). Bình thường để tránh phá hủy niêm mạc và hiện tượng tự tiêu hóa dạ dày, dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy có tính kiềm để bảo vệ, hai yếu tố bảo vệ và phá hủy này luôn cân bằng với nhau trong dạ dày. Nhưng trên thực tế, quá trình cân bằng hai yếu tố này có thể bị phá vỡ bởi nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, nặng hơn có thể dẫn tới loét (mất hoàn toàn niêm mạc) hoặc ăn mòn (mất một phần bề dày của niêm mạc). Nếu không được điều trị hợp lý, loét có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường ra của dạ dày do sưng hoặc sẹo chẹn vào, thậm chí có thể dẫn tới thủng dạ dày.

?️Nhưng rất đặc biệt là nhiều vết loét cuối cùng sẽ tự lành ngay cả khi không được điều trị nếu chúng ta hiểu và loại bỏ đi các nguyên nhân gây loét. Điều này thực sự rất hữu ích!

Triệu chứng của loét dạ dày – tá tràng như thế nào?

?️Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày thường thấy nhất là cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát. Cơn đau thường ở khu vực giữa rốn và xương ức của bạn và có những đặc điểm như:

  • Xảy ra khi dạ dày của bạn trống rỗng hoặc quá no, chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc ban đêm;
  • Sẽ tạm ngưng nếu bạn ăn hoặc nếu dùng thuốc kháng axit;
  • Có thể kéo dài vài phút cho đến vài giờ;
  • Đến và đi trong một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
  • Đau có tính chất chu kì, có thể đau vào một tháng hay một mùa trong năm, thậm chí có thể đau vào một ngày trong tuần

?️Những triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:

  • Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua.
  • Cảm thấy khó chịu ở dạ dày.
  • Chán ăn.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Giảm cân.

?️Ngoài ra các triệu chứng trên có thể rầm rộ hoặc âm ỉ tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân gần như còn không thể hiện nhiều triệu chứng nhưng khi đi khám vẫn phát hiện vết loét ở dạ dày

Nguyên nhân dẫn tới loét dạ dày?

?️Dịch tiêu hóa của chúng ta có rất nhiều thành phần (acid HCl, pepsin,…) kết hợp với co bóp của dạ dày khiến cho chúng khả năng phân giải gần như mọi thức ăn, thậm chí là cả dạ dày. Các yếu tố này gọi là yếu tố tấn công. Để bảo vệ dạ dày khỏi bị ăn mòn, cơ thể chúng ta có hai cơ chế bảo vệ bao gồm: một là tiết các chất nhầy có tính kiềm để trung hòa acid dịch vị đồng thời chất nhầy còn bao phủ quanh niêm mạc dạ dày tránh sự tiếp xúc trực tiếp của dịch tiêu hóa. Yếu tố này gọi là yếu tố bảo vệ. Cơ chế thứ hai là niêm mạc dạ dày có khả năng hồi phục một cách thần tốc, tái tạo nhanh chóng. Dạ dày chúng ta bình thường luôn ở trạng thái cân bằng giữa yếu tố tấn công – bảo vệ, nhưng các nguyên nhân dưới đây sẽ làm tăng các yếu tố tấn công và làm suy giảm mạnh các yếu tố bảo vệ cũng như khả năng hồi phục của dạ dày.

?️Xã hội ngày nay càng ngày càng phát triển gây ra nhiều áp lực cuộc sống và vấn nạn lạm dụng rượu bia ở các nước đang phát triển ngày càng nhiều. Đáng sợ hơn đây lại là hai trong 4 nguyên nhân chính dẫn tới loét dạ dày – tá tràng: Stress và rượu bia

?️Stress, đặc biệt là trong tình trạng căng thẳng kéo dài hiện đang là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm loét dạ dày. Stress và căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể tiết nhiều dịch acid hơn làm tổn thương tới dạ dày.

?️Rượu bia đang bị lạm dụng ở Việt Nam cũng là một nguyên nhân rất phổ biến. Hậu quả là dạ dày bị kích ứng mạnh khi sử dụng rượu bia trong thời gian dài hoặc với khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu đi kèm cùng với rượu bia là thuốc lá thì nguy cơ tăng lên nhiều lần vì thuốc lá không chỉ khiến tăng tiết acid dạ dày và còn làm yếu thành mạch máu, dẫn tới giảm tưới máu tới vị trí bị loét. Kết quả là giảm tốc độ hồi phục vết loét.

?️Một nguyên nhân nữa mà đặc biệt nhiều người mắc tại Việt Nam là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) – một vi khuẩn có khả năng tiết độc tố, chất hóa học làm tăng bài tiết dịch acid dạ dày, được phát hiện ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày với mật độ cao. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc H.p ở Việt Nam lên tới 70%.

?️Nguyên nhân cuối cùng là thuốc, một số thuốc như NSAIDs (giảm đau chống viêm phi steroid), steroid, thuốc chống đông, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, alendronate, risedronate có thể dẫn tới phá hủy niêm mạc dạ dày.

?️Ngoài các nguyên nhân chính hay gặp ở trên còn có một số nguyên nhân khác như: thường xuyên ăn uống no đói thất thường, ăn quá no, vừa ăn vừa xem ti vi, bệnh tự miễn,…

?️Các tác nhân trên làm tăng yếu tố tấn công khiến dịch tiêu hóa sẽ ăn sâu xuống lớp niêm mạc. Dù đã điều trị nhưng các triệu chứng có thể tái phát và nặng thêm nếu không loại bỏ được các nguyên nhân gây loét. Vậy nên điều trị không dùng thuốc nâng cao chất lượng cuộc sống phối hợp với dùng thuốc cực kì quan trọng!

Lời khuyên dành cho bệnh nhân và cán bộ y tế cộng đồng

?️Trước tiên ta phải giúp bệnh nhân thực hiện các biện pháp cải thiện viêm loét dạ dày mà không phải sử dụng thuốc, bao gồm biện pháp giảm yếu tố tấn công (cải thiện lối sống và thay đổi chế độ ăn uống) và nâng cao yếu tố bảo vệ (cải thiện lối sống, chế độ ăn và hoạt động thể thao) để nâng cao thể trạng, cùng với đó là cải thiện khả năng hồi phục của dạ dày giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Sau đó mới kết hợp với sử dụng thuốc.

  • Chế độ ăn: nên ăn nhiều thực phẩm mềm, dễ hấp thu như rau củ hầm hay luộc kỹ, cháo loãng hay thịt hầm. Có thể sử dụng mật ong vào buổi sáng hoặc tối trước khi ngủ vì mật ong có tác dụng bổ sung vitamin và khoáng chất, đồng thời còn có tinh chất kháng khuẩn tự nhiên giúp cải thiện vết loét.
  • Tránh ăn thực phẩm khó tiêu, cứng như hải sản lạnh, thịt nướng, chiên, rau củ quá nhiều xơ như củ cải già, đậu già, rau cần, nấm. Nếu sử dụng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc xắt nhỏ, hầm nhừ
  • Tránh ăn thực phẩm chua có chứa acid như: cam, chanh, mơ, khế chua, dưa và cà muối, xoài xanh, giấm ăn, cà chua,… Ngoài ra còn tránh các đồ ăn gây kích thích mạnh như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi,…
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ giúp làm dịu cơn đau, chọn thức ăn dễ tiêu, tránh đồ ăn chua cay hoặc nhiều gia vị. Một số đồ ăn nên dùng có thể làm trung hòa acid dịch vị dư và bao phủ niêm mạc dạ dày như chuối, cà rốt và bắp cải.
  • Hạn chế hoặc không uống các đồ uống có chứa caffein, đồ uống có cồn và hút thuốc lá do chúng ảnh hưởng vết loét. Đặc biệt là nicotin trong thuốc lá vừa làm tăng thể tích và tăng tiết dịch acid dạ dày đồng thời còn làm vết loét lâu lành hơn do giảm tưới máu đến vết loét.
  • Kết hợp với chế độ ăn là chế độ tập luyện thể dục thể thao nhẹ và thường xuyên như đạp xe, đi bộ, tập nhảy, bơi,… 30 phút mỗi ngày
  • Tránh căng thẳng, thức quá khuya và nên thư giãn do stress có thể kích thích tăng acid dạ dày.
  • Tránh sử dụng các thuốc nguy cơ trên, nếu sử dụng thì phải báo với bác sĩ, dược sĩ tình trạng của mình để giảm thiểu nguy cơ.

?️Dược sĩ cộng đồng có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng acid (loại không kê đơn) để giúp giảm đau viêm loét tiêu hóa và thực hiện lối sống hợp lý. Nhưng nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc tăng lên thì phải khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ sau 24h.

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân

  1. Bismuth – Metronidazole – Tetracycline dùng 14 ngày
  • Pepto bismuth x 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Metronidazole 250mg x 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Tetracycline 500mg x 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Phối hợp với kháng histamin H x 4 tuần hoặc PPI x 4-6 tuần.

2. Phác đồ 10 ngày hoặc 14 ngày

  • PPI x 1 viên, uống 2 lần/ngày. (Omeprazole 20mg hoặc Lanzoprazole 30mg)
  • Amoxicillin 500mg x 2 viên, uống 2 lần/ngày.
  • Clarithromycin 500mg x 1 viên, uống 2 lần/ngày.

3. Một số thuốc khác dùng kèm với phác đồ giúp bổ trợ, tăng hiệu quả phác đồ

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: Gastropulgit 2 – 4 gói/ngày hoặc phosphalugel 2g/ngày, chia nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét: Prostaglandin E1 (Misoprotol 200 µg x 4 viên/ngày).

Tài liệu tham khảo

Phác đồ diệt H.pylori theo hội tiêu hóa Hoa Kì (FDA)

https://vnexpress.net/suc-khoe/70-nguoi-viet-nhiem-khuan-hp-gay-benh-da-day-3748902.html

Loét đường tiêu hóa: ULCER (PEPTIC). Mims pharmacy patient counselling guide, VIETNAM 2017/2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *