Việc phòng ngừa các rủi ro liên quan đến thuốc giảm đau opiod là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan y tế tại Pháp. ANSM vừa công bố một báo cáo về tình hình tiêu thụ thuốc giảm đau opiod tại Pháp và đây là một phần trong chương trình giám sát toàn cầu về việc sử dụng thuốc giảm đau. Trong vòng 10 năm việc tiêu thụ thuốc giảm đau đã tăng đáng kể ở Pháp. Đây có thể là hệ quả của chính sách cải thiện việc kiểm soát cơn đau được Bộ y tế Pháp triển khai từ năm 1998.
Trong vòng 10 năm việc tiêu thụ thuốc giảm đau đã tăng đáng kể ở Pháp. Đây có thể là hệ quả của chính sách cải thiện việc kiểm soát cơn đau được Bộ y tế Pháp triển khai từ năm 1998.
Bên cạnh đó, ANSM cũng đồng thời quan sát thấy sự gia tăng tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau gây nghiện cũng như ngộ độc và tử vong liên quan đến việc sử dụng giảm đau opioid hoạt lực yếu và mạnh.Tuy nhiên, tình hình này không tương đồng với những quan sát tương tự tại Hoa Kỳ và Canada.
Thách thức đối với các cơ quan ý tế tại Pháp là bảo đảm việc sử dụng hợp lý thuốc giảm đau opioid mà không hạn chế việc sử dụng thuốc này trong điều trị.
Tại Pháp, ANSM thường xuyên thực hiện việc kiểm soát thuốc giảm đau opioid trong các hoạt động kê đơn và pha chế cũng như trong cung cấp thông tin cho các chuyên gia y tế và cộng đồng. ANSM liên tục theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc và những nguy cơ liên quan.
Những nội dung chính của báo cáo gồm:
Theo dữ liệu bảo hiểm y tế, gần 10 triệu người Pháp được kê đơn thuốc giảm đau opioid năm 2015. Năm 2017, thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất tại Pháp là tramadol, xếp sau đó là codein dạng kết hợp và thuốc nhóm opioid kết hợp với paracetamol, morphin, oxycodon (hiện được tiêu thụ gần như morphin) và sau đó fentanyl tác dụng nhanh qua da và xuyên màng.
Từ năm 2006 đến 2017, việc kê đơn thuốc opioid có hoạt tính mạnh tăng khoảng 150%. Oxycodine là thuốc giảm đau opioid đánh dấu sự gia tăng lớn nhất.
Ngược lại, việc tiêu thụ nhóm opioid có hoạt tính yếu thì tương đối ổn định. Việc rút dextropropoxyphene ra khỏi thị trường vào năm 2011 dẫn đến việc tăng tiêu thụ các thuốc giảm đau opioid yếu khác, đặc biệt là tramadol. Đây là thuốc giảm đau được tiêu thụ nhiều nhất với mức tăng 68% từ năm 2006 đến 2017.
Nhóm opioid là nhóm thuốc quan trọng và không thể phủ nhận vai trò trong việc kiểm soát cơn đau. Nhóm opioid vẫn được tiêu thụ ít hơn so với thuốc giảm đau không streroid (paracetamol, aspirin, NSAID). Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này có thể dẫn dến các biến chứng nghiêm trong. Vấn đế này chủ yếu ảnh hưởng đến những bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm đau và tăng dần sự lệ thuộc thuốc và đôi khi sử dụng ngoài chỉ định ban đầu. Do đó, số ca nhập viện liên quan đến thuốc giảm đau opioid được kê đơn của bác sĩ đã tăng 167% từ năm 2000 đến 2017 và tăng từ 15 đến 40 ca nhập viện trên một triệu dân. Số cả tử vong liên quan đến opioid tăng 146% từ năm 2000 đến 2015 với ít nhất 4 trường hợp tử vong mỗi tuần.
Vì vậy, ANSM sẽ tích cực triển khai các biện pháp tăng cường sử dụng nhóm thuốc này hợp lý và an toàn, hạn chế tình trạng lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc trong giai đoạn tới.
Người tổng hợp: DS. Vũ Đức Hoàn – Dương Khánh Linh