Nhà thuốc Lưu Văn Hoàng – Vì sao phải chủng ngừa vắc xin 3 loại vi khuẩn (S. pneumonia, N. meningitidis, và H. influenza) ở trẻ sơ sinh/ người cắt lách?
Tác giả: Bs. Phan Trúc
Để trả lời câu hỏi này, cần chia ra một số ý nhỏ:
1. 3 tác nhân này có gì đặc biệt?
2. Trẻ sơ sinh/ Lách có vấn đề gì với 3 con này?
3. Vacxin làm cách nào vượt qua những trở ngại này?
2. Trẻ sơ sinh/ Lách có vấn đề gì với 3 con này?
3. Vacxin làm cách nào vượt qua những trở ngại này?
Muốn vậy, cần trang bị một số kiến thức về miễn dịch (xem hình để hiểu thêm)
1. Có 2 loại tế bào lympho B, gồm B1 và B2. Thông thường lympho B chỉ sản xuất ra được kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên khi đủ 2 điều kiện:
a. KN được bắt giữ bởi tế bào trình diện KN, và trình diện KN cho lympho T
b. Lympho T sẽ kết nối với B và điều khiển tế bào B sản xuất KT cũng như tạo ra tế bào B nhớ trong trung tâm mầm (Germinal center) của hạch bạch huyết (…)
2. Cách sản xuất KT đó là cách xử sự của B2, tuy nhiên không phải KN nào cũng kích hoạt B2 theo cách đó. Bởi vì nếu KN đó không thể trình diện, thì cơ chế khác phải hoạt động, lúc này các lympho B1 sẽ bắt giữ, và B1 trực tiếp hoạt hoá (không cần lympho T nữa), sản xuất các KT tuy không có tính đặc hiệu cao nhưng đủ để dẹp những anh chàng KN loại này (tất nhiên không có lympho nhớ tạo thành – ở đây xin không đi sâu vào B1a và B1b). Rồi, cùng vào bài nhé, viết tóm tắt thôi, muốn bình luận gì thì comment nhe:
1. Có 2 loại tế bào lympho B, gồm B1 và B2. Thông thường lympho B chỉ sản xuất ra được kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên khi đủ 2 điều kiện:
a. KN được bắt giữ bởi tế bào trình diện KN, và trình diện KN cho lympho T
b. Lympho T sẽ kết nối với B và điều khiển tế bào B sản xuất KT cũng như tạo ra tế bào B nhớ trong trung tâm mầm (Germinal center) của hạch bạch huyết (…)
2. Cách sản xuất KT đó là cách xử sự của B2, tuy nhiên không phải KN nào cũng kích hoạt B2 theo cách đó. Bởi vì nếu KN đó không thể trình diện, thì cơ chế khác phải hoạt động, lúc này các lympho B1 sẽ bắt giữ, và B1 trực tiếp hoạt hoá (không cần lympho T nữa), sản xuất các KT tuy không có tính đặc hiệu cao nhưng đủ để dẹp những anh chàng KN loại này (tất nhiên không có lympho nhớ tạo thành – ở đây xin không đi sâu vào B1a và B1b). Rồi, cùng vào bài nhé, viết tóm tắt thôi, muốn bình luận gì thì comment nhe:
Kháng nguyên (KN) xâm nhập có thể được chia làm 2 loại:
1. Phụ thuộc tuyến ức (Thymus-dependent – TD)
2. Độc lập với tuyến ức (Thymus independent – TI).
Kháng nguyên TD gồm những protein hoặc peptide hoà tan gắn với phức hợp hoà hợp tổ chức (MHC) trên màng tế bào trình diện KN (APC), vì vậy cho phép APC tương tác với T CD4+ => liên hệ với B2 nhé!
Ngược lại, kháng nguyên TI không cần đến sự hỗ trợ của T-cell để tạo đáp ứng miễn dịch. Cũng chính vì thế, kháng nguyên TI không/ hoặc kém tạo ra miễn dịch nhớ [Phải nhớ là muốn có miễn dịch nhớ, tế bào B phải trải qua sự huấn luyện tại trung tâm mầm dưới sự giúp đỡ của T-cell]. Kháng thể (KT) được tạo ra chủ yếu là IgM => Liên hệ B1 nhé!
Kháng nguyên TI tiếp tục được chia làm type 1 (TI-1) và type 2 (TI-2). TI-1 kích thích sự tăng sinh và biệt hoá của lymphocyte B tạo nên đáp ứng miễn dịch ở cả người lớn và trẻ em. Trái lại, TI-2 chỉ tạo ra một đáp ứng miễn dịch hạn chế ở trẻ dưới 2 tuổi, nhưng tạo ra đáp ứng đầy đủ ở người lớn. KN TI-1 bao gồm lipopolysaccharides (một phần của thành vi khuẩn Gram âm). Vì vậy, miễn dịch với vi khuẩn Gram âm tương đối đầy đủ ở trẻ em mặc dù vẫn yếu hơn so với người lớn. KN TI-2 là polysaccharides (từ vi khuẩn có vỏ – encapsulated bacteria) phổ biến nhất là S. pneumonia, N. meningitidis, và H. influenza. Nhiễm trùng những tác nhân này đưa đến một đáp ứng miễn dịch kém hiệu quả ở trẻ sơ sinh, vì vậy nguy cơ cao ở đối tượng này
Tế bào B ở vùng rìa (Marginal zone B cell – MZ B cell): Trung tâm của câu chuyện
KN polysaccharide định vị ưa thích ở tế bào B vùng marginal zone (MZ), tìm thấy chủ yếu ở lách [Vui lòng xem lại mô học của mô lympho như hạch, lách,..]. Thật ra là bởi vì, KN này tránh được đáp ứng miễn dịch tại chỗ, do vỏ bao của nó đề kháng với thực bào, ngăn cản việc opsonin hoá, che khuất các kháng nguyên bên trong vi khuẩn, vì vậy nó sẽ vượt qua hàng rào tại chỗ, đi vào máu, đến lách.
Những tế bào B này hiện diện số lượng thấp lúc sinh, và chưa trưởng thành ở thời sơ sinh. MZ B cells trưởng thành sau 2 tuổi, lúc này có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả với polysaccharides. Vì vậy, sự sản xuất kháng thể kém hiệu quả: Trẻ em dưới 2 tuổi có số lượng thấp IgG2 và IgG4, mãi đến 5-10 tuổi mới đạt mức của người lớn. Trong khi đó IgG2 là Ig hiệu quả nhất chống lại một số polysaccharides. Chính vì những lý do này, trẻ em và những đối tượng suy giảm chức năng lách (người già, dùng thuốc) hoặc cắt lách rất nhạy cảm với các vi khuẩn có vỏ, và việc dùng kháng sinh dự phòng/ vacxin là cần thiết.
Những tế bào B này hiện diện số lượng thấp lúc sinh, và chưa trưởng thành ở thời sơ sinh. MZ B cells trưởng thành sau 2 tuổi, lúc này có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch hiệu quả với polysaccharides. Vì vậy, sự sản xuất kháng thể kém hiệu quả: Trẻ em dưới 2 tuổi có số lượng thấp IgG2 và IgG4, mãi đến 5-10 tuổi mới đạt mức của người lớn. Trong khi đó IgG2 là Ig hiệu quả nhất chống lại một số polysaccharides. Chính vì những lý do này, trẻ em và những đối tượng suy giảm chức năng lách (người già, dùng thuốc) hoặc cắt lách rất nhạy cảm với các vi khuẩn có vỏ, và việc dùng kháng sinh dự phòng/ vacxin là cần thiết.
CD21 và bổ thể
Đáp ứng miễn dịch với polysaccharides được khởi động khi polysaccharides hoạt hoá thành phần bổ thể C3d qua con đường thay thể (Alternative pathway, xin xem lại các con đường bổ thể tại bài viết: ). Phức hợp polysaccharide-C3d sau đó sẽ được bắt giữ nhờ CD21 (complement receptor 2) trên MZ B cells. Sự biểu hiện thấp CD21 trên B cell ở trẻ sơ sinh giải thích đáp ứng miễn dịch không hiệu quả của trẻ với polysaccharides. Hơn nữa, hệ thống bổ thể còn yếu ở trẻ, làm CD21 không gắn hiệu quả với phức hợp polysaccharide-C3d, và như thế KT không tạo ra được. Việc dùng vacxin liên hợp (Conjugate vaccines) sẽ không cần tới bổ thể, và nhờ đó tạo ra được đáp ứng miễn dịch.
Vacxin giúp gì?
Vacxin được sử dụng để chống lại những tác nhân này là các vacxin liên hợp (Conjugate vaccines) nghĩa là chúng gắn polysaccharide với một chất mang (protein carrier). Hãy nhớ lại trường hợp của hapten, nó vẫn là một kháng nguyên, nhưng không tạo ra được đáp ứng miễn dịch, và khi gắn với protein thích hợp, nó sẽ làm được! [Như vậy tính “kháng nguyên” và tính “sinh miễn dịch” là không giống nhau nhé]. Vỏ được tạo bởi polysaccharide rất kém sinh miễn dịch vì nhiều do, đơn giản nhất nó là một “vỏ bọc bền vững”, đề kháng với thực bào, không cho các thành phần “bổ thể” gắn lên, và che khuất các kháng nguyên bên trong vi khuẩn, làm cho miễn dịch chỉ có thể theo hướng TI-2. Việc dùng vacxin liên hợp sẽ chuyển KN từ loaị TI-2 thành TD, và như vậy là miễn dịch nhớ đã có thể họat động! (Xem hình)
Mặc dù còn những cơ chế khác góp phần vào sự suy yếu đáp ứng miễn dịch chống các KN kiểu này ở trẻ, tuy nhiên đây là những điểm quan trọng nhất. Vì tránh bài viết quá dài, mình xin không đi quá sâu vào miễn dịch. Hy vọng sẽ giúp ích cho quý anh chị em.
Mặc dù còn những cơ chế khác góp phần vào sự suy yếu đáp ứng miễn dịch chống các KN kiểu này ở trẻ, tuy nhiên đây là những điểm quan trọng nhất. Vì tránh bài viết quá dài, mình xin không đi quá sâu vào miễn dịch. Hy vọng sẽ giúp ích cho quý anh chị em.