Trong bài viết này, dược sĩ Lưu Văn Hoàng giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Vintolox được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-30607-18.
Vintolox là thuốc gì?
Thành phần
Thuốc Vintolox có chứa thành phần: Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) 40mg
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột
Trình bày
SĐK: 893110303723 (SĐK cũ: VD-30607-18)
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Việt Nam
Tác dụng của thuốc Vintolox
Cơ chế tác dụng
Pantoprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton.
Cơ chế hoạt động của Pantoprazol: Sau khi vào cơ thể, Pantoprazol phân bố tại các ống tiết acid của tế bào thành dạ dày, sau đó được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính là sulfenammid. Chất chuyển hóa này có khả năng ức chế bơm proton, hạn chế sự bài tiết acid dạ dày, trong điều kiện dạ dày bị kích thích bởi bất kỳ nguyên nhân nào.
Đặc điểm dược động học
- Hấp thu: Pantoprazol hấp thu nhanh qua đường uống và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 2 đến 2,5 giờ. Tỷ lệ thuốc chuyển hóa bước một tại gan thấp, sinh khả dụng khoảng 77%.
- Phân bố: Thể tích phân bố của thuốc khoảng 0,17 L/kg và tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 98%.
- Chuyển hóa: Hoạt chất Pantoprazol chuyển hóa chính tại gan qua hệ thống CYP2C19 và CYP3A4.
- Thải trừ: Hoạt chất Pantoprazol thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, tỷ lệ khoảng 80%. Phần còn lại của thuốc qua mật vào phân.Thời gian bán thải T ½ của thuốc khoảng 1 giờ.
Thuốc Vintolox được chỉ định trong bệnh gì?
Thuốc Vintolox được chỉ định trong điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và điều trị hội chứng Zollinger- Ellison.

Liều dùng của thuốc Vintolox
- Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ngày x 2-4 tuần (loét tá tràng) hoặc 4-8 tuần (loét dạ dày)
- Liều dùng điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ngày x 4-8 tuần
- Điều trị H.pylori: Kết hợp với 2 kháng sinh trong phác đồ điều trị 3 thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Liều điều trị hội chứng Zollinger- Ellison: 2 viên/ngày, sau đó có thể tăng liều đến 6 viên/ngày.
- Liều cho trẻ dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng Vintolox cho trẻ dưới 12 tuổi
- Liều cho người cao tuổi: Không yêu cầu hiệu chỉnh liều đối với người cao tuổi
- Liều cho bệnh nhân suy gan: uống 1 viên cách ngày.
- Liều cho bệnh nhân suy thận: Không yêu cầu hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận
Không sử dụng thuốc Vintolox trong trường hợp nào?
- Chống chỉ định sử dụng viên nén bao tan trong ruột Vintolox cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Không sử dụng thuốc trong điều trị H.pylori ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận nghiêm trọng.
Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Vintolox
Thận trọng
- Cần kiểm tra kỹ lưỡng và loại bỏ nguyên nhân u ác tính trước khi bắt đầu điều trị với
- Theo dõi chỉ số enzym gan trong quá trình điều trị, nếu có bất thường, cân nhắc ngưng sử dụng thuốc.
- Thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin B12, cần theo dõi những bệnh nhân này trong suốt quá trình điều trị.
- Điều trị bằng Vintolox có nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Điều trị trong thời gian tối thiểu 3 tháng có thể gây hạ magie máu, triệu chứng bao gồm mệt mỏi, đau thắt lưng, chóng mặt, co giật, rối loạn nhịp thất. Cần áp dụng biện pháp bổ sung magie hoặc ngưng điều trị với PPIs.
- Sử dụng thuốc trên 1 năm với liều cao làm tăng nguy cơ gãy xương, bệnh nhân cần được chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đầy đủ để giảm nguy cơ này.
Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Itraconazol
Posaconazol Erlotinib Ketoconazol |
Vintolox làm giảm hấp thu và giảm sinh khả dụng của Itraconazol, Posaconazol, Erlotinib, Ketoconazol |
Atazanavir | Không phối hợp sử dụng cùng Vintolox do làm giảm sinh khả dụng đáng kể |
Thuốc chống đông máu coumarin | Làm tăng INR và thời gian prothrombin, cần theo dõi nếu sử dụng kết hợp |
Methotrexat | Cân nhắc tạm ngưng sử dụng Vintolox nếu dùng methotrexat liều cao |
Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dị ứng, mề đay, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đau cơ khớp.
- Ít gặp: mất ngủ, chóng mặt, suy nhược, ngứa, tăng enzym gan, choáng váng
- Hiếm gặp: phản vệ, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ợ hơi, nhìn mờ, bất lực, đái máu, viêm thận kẽ, viêm gan, giảm natri máu.
Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
- Hiện tại chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng Vintolox cho phụ nữ có thai, chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và không có phương pháp thay thế.
- Cân nhắc ngưng cho con bú hoặc ngưng sử dụng thuốc Vintolox cho bà mẹ cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Vintolox có thể gây đau đầu, suy giảm thị lực, chóng mặt; không nên sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và xử trí
Hiện tại chưa có báo cáo về triệu chứng quá liều Vintolox.
Nếu bệnh nhân nghi ngờ dùng quá liều thuốc, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Thuốc Vintolox giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc Vintolox hiện đang được bán tại Nhà thuốc Dược sĩ Lưu Văn Hoàng, giá sản phẩm có thể đã được cập nhập tại đầu trang. Hiện nay, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để được tư vấn kịp thời.
Trường hợp thuốc Vintolox tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc (sản phẩm) khác của nhà thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng với thuốc Vintolox như:
Brapanto 40mg có thành phần chính Pantoprazole 40mg, được sản xuất bởi Deva Holding A.S, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, giá dao động khoảng 200.000-230.000 VNĐ/sản phẩm.
Ulceron 40mg Anfarm có thành phần chính Pantoprazole 40mg, được sản xuất bởi Anfarm hellas S.A, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vintolox viên nén bao tan trong ruột do Cục quản lý Dược phê duyệt, tải file tại đây.
Hưng –
Thuốc Vintolox giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả