Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu

1879
An toàn thực phẩm với sản xuất, kinh doanh rượu
5/5 - (2 bình chọn)

Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/CT-BCT Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU
Ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 371/CĐ-TTg gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu do vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra sự cố an toàn thực phẩm nghiêm trọng gây lo lắng bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sức khỏe cộng đồng.
Để thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, chủ động ngăn chặn các sự cố an toàn thực phẩm tương tự xảy ra trên địa bàn, giảm thiểu các thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng người tiêu dùng và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rượu trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương tổ chức triển khai các nội dung sau:
1. Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
a. Khẩn trương tổ chức thực hiện Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.
b. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới mọi hình thức. Chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất kinh doanh rượu, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, công bố hợp quy, ghi nhãn, quảng cáo và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rượu nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công;
c. Chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán tại các cửa hàng ăn uống…) đặc biệt là rượu sản xuất thủ công. Chú trọng kiểm tra, phát hiện các hành vi sản xuất rượu giả, sử dụng cồn công nghiệp, sử dụng nguyên liệu bị cấm để pha chế rượu, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, vi phạm về ghi nhãn, quảng cáo, vi phạm về công bố hợp quy và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu diễn ra trên địa bàn.
d. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng và chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường) triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Đồng thời, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
a. Vụ Khoa học và Công nghệ
– Chủ động phối hợp với Vụ Công nghiệp nhẹ, Cục Quản lý thị trường rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Đầu mối chủ trì phối hợp với Bộ Y tế rà soát, cập nhật bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ.
– Đầu mối chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020
b. Vụ Công nghiệp nhẹ
– Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
– Tiến hành rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
c. Vụ Thị trường trong nước
– Chỉ đạo các sở Công Thương rà soát, tăng cường quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu.
– Chủ động phối hợp với Vụ Công nghiệp nhẹ, Cục Quản lý thị trường rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
d. Cục Hóa chất
– Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong pha chế rượu.
đ. Cục Quản lý thị trường
– Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn và lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu.
3. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Vụ trưởng các Vụ Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp nhẹ, Thị trường trong nước, Cục trưởng các Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo như sau:
– Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tháng trước ngày 27 hàng tháng về kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc (nếu có) về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp báo cáo (gửi bằng FAX, hoặc email qua địa chỉ: thangngm@moit.gov.vn).
– Cục Quản lý thị trường gửi báo cáo tháng trước ngày 28 hàng tháng về kết quả thực hiện và các khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo.
– Vụ Công nghiệp nhẹ hoàn thiện báo cáo rà soát và kế hoạch cập nhật bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sản xuất kinh doanh rượu gửi Lãnh đạo Bộ trước ngày 15 tháng 4 năm 2017.
– Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo gửi Lãnh đạo Bộ trước ngày 30 hàng tháng./.

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc TW (để biết, phối hợp);
– Bộ Y tế (để biết, phối hợp);
– Các Sở Công Thương;
– Các Cục QLTT, HC;
– Các Vụ KHCN, CNN, TTTN;
– Các TCT: HABECO, SABECO;
– Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát;
– Báo Công Thương;
– Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh

VĂN BẢN DẠNG WORD:

An toàn thực phẩm với sản xuất, kinh doanh rượu

Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/CT-BCT Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU
Ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 371/CĐ-TTg gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu do vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra sự cố an toàn thực phẩm nghiêm trọng gây lo lắng bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sức khỏe cộng đồng.
Để thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, chủ động ngăn chặn các sự cố an toàn thực phẩm tương tự xảy ra trên địa bàn, giảm thiểu các thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng người tiêu dùng và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rượu trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương tổ chức triển khai các nội dung sau:
1. Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
a. Khẩn trương tổ chức thực hiện Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu.
b. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới mọi hình thức. Chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất kinh doanh rượu, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, công bố hợp quy, ghi nhãn, quảng cáo và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rượu nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công;
c. Chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán tại các cửa hàng ăn uống…) đặc biệt là rượu sản xuất thủ công. Chú trọng kiểm tra, phát hiện các hành vi sản xuất rượu giả, sử dụng cồn công nghiệp, sử dụng nguyên liệu bị cấm để pha chế rượu, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, vi phạm về ghi nhãn, quảng cáo, vi phạm về công bố hợp quy và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu diễn ra trên địa bàn.
d. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng và chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường) triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Đồng thời, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
a. Vụ Khoa học và Công nghệ
– Chủ động phối hợp với Vụ Công nghiệp nhẹ, Cục Quản lý thị trường rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Đầu mối chủ trì phối hợp với Bộ Y tế rà soát, cập nhật bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ.
– Đầu mối chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020
b. Vụ Công nghiệp nhẹ
– Tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
– Tiến hành rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
c. Vụ Thị trường trong nước
– Chỉ đạo các sở Công Thương rà soát, tăng cường quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu.
– Chủ động phối hợp với Vụ Công nghiệp nhẹ, Cục Quản lý thị trường rà soát, cập nhật bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
d. Cục Hóa chất
– Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong pha chế rượu.
đ. Cục Quản lý thị trường
– Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn và lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu.
3. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Vụ trưởng các Vụ Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp nhẹ, Thị trường trong nước, Cục trưởng các Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo như sau:
– Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tháng trước ngày 27 hàng tháng về kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc (nếu có) về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp báo cáo (gửi bằng FAX, hoặc email qua địa chỉ: thangngm@moit.gov.vn).
– Cục Quản lý thị trường gửi báo cáo tháng trước ngày 28 hàng tháng về kết quả thực hiện và các khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo.
– Vụ Công nghiệp nhẹ hoàn thiện báo cáo rà soát và kế hoạch cập nhật bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sản xuất kinh doanh rượu gửi Lãnh đạo Bộ trước ngày 15 tháng 4 năm 2017.
– Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo gửi Lãnh đạo Bộ trước ngày 30 hàng tháng./.

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc TW (để biết, phối hợp);
– Bộ Y tế (để biết, phối hợp);
– Các Sở Công Thương;
– Các Cục QLTT, HC;
– Các Vụ KHCN, CNN, TTTN;
– Các TCT: HABECO, SABECO;
– Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát;
– Báo Công Thương;
– Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh

VĂN BẢN DẠNG WORD:

An toàn thực phẩm với sản xuất, kinh doanh rượu

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!